Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá "khủng" là chiêu trò marketing

24/05/2021 01:03 AM | Sống

Với những người trong ngành, Thái Công đang xây dựng hình ảnh tốt nhưng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những lùm xùm gần đây.

Thái Công đang là tâm điểm của dư luận trong những ngày gần đây vì liên tục vướng phải những lùm xùm liên quan đến cả chuyên môn cũng như thái độ. Trong mắt của những người ngoài cuộc, thiết kế của Thái Công bị xem là rối rắm, cách đáp trả dư luận cũng có phần thiếu khiêm tốn. Vậy với những người làm nghề thiết kế, họ nhận xét như nào về chuyên môn và cách Thái Công xây dựng hình ảnh?

"Phong cách Luxury của Thái Công bị áp đặt một cách gượng ép và không phù hợp với kiến trúc Việt Nam"

Anh Phạm Tuấn Anh (32 tuổi) đã có 12 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế. Từng làm việc ở Võ Trọng Nghĩa Architecture, Viet Factory... , hiện anh đang là CEO của LukLak Design. Anh chia sẻ bản thân ấn tượng với Thái Công ở gu thẩm mỹ rất riêng, cách làm việc chuyên nghiệp và anh cũng có chú ý tới những vụ tranh cãi xoay quanh nhà thiết kế này gần đây.

Khi nhận xét về các công trình của Thái Công, anh cho rằng đa phần là trang trí chứ không mang tính thiết kế nhiều. Điều này nghĩa là Thái Công thiên về bày biện các món đồ nội thất, decor, còn việc sắp xếp bố cục, không gian chiếm rất ít.

Các bài toán đưa ra cho Thái Công giải đều khá dễ dàng bởi lẽ: “Các công trình này đều có không gian rộng, diện tích lớn, ngân sách của chủ đầu tư lên đến cả triệu đô nên việc sắp xếp bố cục, thiết kế cũng có thể “phóng khoáng” hơn. Còn ngược lại, với 1 bài toán như không gian hạn chế, ngân sách dự trù sẵn và phải làm sao để vừa tối ưu diện tích, vừa đảm bảo thẩm mỹ thì sẽ khó hơn và chỉ những người được đào tạo chuyên sâu về ngành mới có thể giải quyết được”, anh Tuấn Anh cho biết thêm.

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 1.

Phạm Tuấn Anh (32 tuổi) - KTS tại LukLak Design

Kiến thức về nội thất của Thái Công chủ yếu đến từ thực tế khi trải nghiệm những không gian sống cao cấp dành cho giới nhà giàu. Với 1 số công trình gần đây, nhiều người cho rằng các thiết kế của Thái Công bị tham lam và rối mắt. Còn từ quan điểm của 1 KTS, anh chia sẻ: “Sau khi nghiên cứu phong cách Luxury trong 1 vài công trình của Thái Công, mình cảm nhận thấy nó bị áp đặt một cách gượng ép và không phù hợp với kiểu kiến trúc Việt Nam. Cách bố trí mang tính biểu diễn và nhồi nhét nhiều đồ cũng khiến không gian có cảm giác bị bí và chật chội”.

Một trong những yêu cầu mà Thái Công đặt ra là khách hàng phải đầu tư ít nhất 11,5 tỷ tiền nội thất mới nhận hợp đồng. Bản thân anh Tuấn Anh xem đây là 1 cách để quảng bá thương hiệu và mang tính thương mại cao: “Trong dịch vụ của Thái Công đã bao gồm cả việc thi công và cung cấp toàn bộ nội thất đi kèm. Vì vậy, bên cạnh việc bán thiết kế (chất xám), nó còn bao gồm cả tính thương mại (sản phẩm). Thái Công là nhà thiết kế nội thất và có cả showroom bán đồ nên đây sẽ là lợi thế rất lớn. Những sản phẩm đều được gắn mác Thái Công cũng là 1 cách marketing khá hay”.

Đa số các công ty thiết kế hiện nay không áp đặt khách hàng 1 con số cụ thể. Thông thường, kiến trúc sư sẽ đưa ra cho khách hàng nhiều giải pháp thiết kế dựa trên ngân sách, còn thi công là chuyện về sau nếu 2 bên tìm được tiếng nói chung, và quan trọng nhất vẫn là tôn trọng ý muốn của khách hàng.

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 2.

Cách bố trí công năng không hợp lý với chủ nhà là dân IT

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 3.

Mặt khác, anh đồng ý rằng Thái Công đã xây dựng hình ảnh rất tốt, nên những công trình được “gắn mác” Thái Công thiết kế sẽ khiến chủ nhà có chút gì đấy tự hào: “Về marketing, mình nghĩ Thái Công đang làm tốt nhưng qua những vụ lùm xùm gần đây, mọi người sẽ đặt ra dấu hỏi về cách làm nghề cũng như chuyên môn của anh, việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng về mặt uy tín và thương hiệu”.

Nếu không có những lùm xùm này, hướng đi ban đầu của Thái Công có thể coi là mới và khá chuyên nghiệp. Xu hướng công nghệ số: đầu tư cho các kênh truyền thông, mạng xã hội trên thế giới đã có từ lâu nhưng trong ngành thiết kế ở Việt Nam thì Thái Công là 1 trong số ít. Vì vậy, anh Tuấn Anh cho rằng đây là điểm sáng mà các công ty muốn đi theo hướng chuyên nghiệp có thể học hỏi.

"Thái Công áp đặt 1 mức giá là 11,5 tỷ đồng sẽ mang tính marketing nhiều hơn vì làm tăng độ tò mò về sản phẩm"

Anh Hoàng Hùng (29 tuổi), từng là cựu du học sinh Mỹ ngành Thiết kế Nội thất (Fashion Institute of Technology - New York). Sau khi về nước, anh thành lập hãng nội thất Maison Jin, đến nay đã hoạt động được 3 năm.

Trước những lùm xùm của Thái Công gần đây, anh Hùng cho rằng điều này phụ thuộc phần lớn vào cảm nhận “xấu”, “đẹp” của từng người. Là 1 người làm thiết kế, anh cho rằng nội thất cũng giống như thời trang. Hiện nay, thế giới phát triển đa phong cách, ai cũng có thể đẹp trong bất kì phong cách nào, miễn là phù hợp với bản thân người đó.

Tuy nhiên, Thái Công lại đi ngược điều này khi lên tiếng bảo vệ phong cách của mình bằng cách chê bai những phong cách khác là quá sến, quá đơn giản, không sang trọng…. Anh Hùng cho rằng: “Phong cách của Thái Công cũng có thể xấu, đẹp trong mắt người này hay người khác, nên điều quan trọng nhất là phải biết tôn trọng ý kiến của từng người, cũng như sự đa dạng của các phong cách nội thất".

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 4.

Hoàng Hùng (29 tuổi) - CEO công ty nội thất

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 5.

Màu gỗ cầu thang được Thái Công nhận xét giống “màu gỗ quan tài” (Ảnh chụp màn hình)

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 6.

Khu vực nhà tắm thì Thái Công nói là giống sở thú (Ảnh chụp màn hình)

Từng là khách hàng đến thăm showroom nội thất của Thái Công anh Hùng cho biết tuỳ từng năm, từng đợt, phía công ty lại đưa ra 1 mức giá khác nhau cho tiền đầu tư nội thất (hiện tại là 11,5 tỷ). Với con số không hề nhỏ này, Thái Công từng nói đây là yêu cầu bắt buộc và cũng là 1 cách để lọc khách.

Nhưng khi đứng trên phương diện của 1 người làm kinh doanh, anh cho rằng quan trọng nhất là phải có sự tôn trọng khách hàng, nên nếu đặt ra 1 mức giá cụ thể như vậy sẽ khiến khách có cảm giác bị “phân biệt”.

Đặc biệt là với 1 vấn đề nhạy cảm như giá trị hợp đồng, anh Hùng không đồng ý khi Thái Công luôn nhấn mạnh con số 11,5 tỷ: “Những công ty thiết kế khác có thể chốt được hợp đồng với giá trị lớn hơn nhưng cũng không bao giờ công khai, thậm chí là có những điều khoản nghiêm ngặt không cung cấp cho bên thứ 3 vì đây là bảo mật giữa 2 bên: khách hàng và người bán hàng. Vì vậy, phía Thái Công áp đặt 1 mức giá như vậy sẽ mang tính marketing nhiều hơn vì làm cho mọi người thấy tò mò về sản phẩm”.

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 7.
 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 8.

Những chiếc đèn chùm đắt đỏ có giá cả vài tỷ


 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 9.

Còn từ kinh nghiệm của 1 người làm thiết kế, anh Hùng cũng thường bày nhiều món đồ decor khi chụp ảnh để làm không gian sinh động, rực rỡ hơn, nhưng khi sử dụng sẽ giản tiện hơn rất nhiều. Do đó, sự “lộn xộn, rối mắt” mà mọi người chứng kiến trên mạng xã hội khi so với thực tế sẽ có sự khác biệt.

Một điều gây tranh cãi nữa là Thái Công luôn nhấn mạnh các sản phẩm anh cung cấp là “không ai có được”. Về vấn đề này, anh Hùng cho biết Thái Công vốn dĩ không độc quyền phân phối các sản phẩm đồ nội thất này, mà đơn giản chỉ là người nhập những món đồ cao cấp ít có tại thị trường Việt Nam.

Và điều khiến anh Hùng, cũng như nhiều người bức xúc nhất là Thái Công thường coi trọng tính "trải nghiệm" và phản bác rằng chỉ những người đã ở trong những ngôi nhà triệu đô mới đủ khả năng góp ý. Tuy nhiên, căn biệt thự của Thái Công tại Thảo Điền đã được dân tình chỉ ra là đi thuê! Điều này khiến anh không khỏi hoài nghi rằng: “Thái Công có được sự phủ sóng như hiện tại là do những thiết kế chạm đến cảm xúc của người khác, hay là vì những phát ngôn mang tính trái chiều?”.

"Thái Công là kiểu NTK định hình phong cách cho khách hàng, cách bài trí phải theo ý của NTK và gần như không được sửa"

Anh Nguyễn Bảo Toàn (26 tuổi) hiện đang là KTS phụ trách mảng nội thất tại công ty kiến trúc Artéco và đã có kinh nghiệm làm việc 5 năm. Trong quá trình theo dõi Thái Công, anh cho biết mình cũng như mọi người, cảm thấy phong cách của nhà thiết kế này chưa hợp với cá tính của bản thân lắm vì anh theo đuổi phong cách hiện đại và tối giản.

Để nói thiết kế của Thái Công có rối mắt như nhiều người nhận định không, anh Toàn nhìn nhận dưới 2 góc độ: đó là từ phía cộng đồng mạng và từ phía một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Đầu tiên là từ phía cộng đồng mạng, anh đồng ý rằng thiết kế của Thái Công ít nhiều sẽ gây rối mắt cho đại đa số mọi người – không phân biệt người có thu nhập thấp, cao hay là rất cao. Việc thiết kế của Thái Công bị chê là rối mắt không có gì khó hiểu, đặc biệt là với những người hướng tới phong cách thiên về tối giản, thông minh, hiện đại.

Còn từ phương diện của 1 kiến trúc sư, anh chia sẻ: “Khách quan mà nói thì mình thấy Thái Công có chất riêng của anh ấy. Những thiết kế của Thái Công hướng tới sự sang trọng, sống động, đồ đạc trên các kệ, tủ, bàn được bày trí tưởng như ngẫu nhiên nhưng lại theo chủ đích nhất định”.

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 10.

Phạm Bảo Toàn (26 tuổi) - KTS tại Artéco


Theo anh Toàn, thông thường sẽ có 2 bộ phận kiến trúc sư/nhà thiết kế với lối làm việc khác nhau: nhóm thứ nhất là các kiến trúc sư dựa trên cá tính có sẵn của khách hàng, phối hợp với chuyên môn và cá tính của bản thân để đưa ra các thiết kế phù hợp cho từng người. Thái Công thì thuộc nhóm thứ hai, tức là người sẽ định hình phong cách cho khách hàng, cách bài trí phải theo ý của người thiết kế và gần như không được sửa, hướng tới khách hàng mong muốn trải nghiệm nhiều hơn.

Khách hàng theo đó cũng sẽ có 2 lựa chọn: với khách hàng muốn được sống trong không gian mà mình yêu thích, họ sẽ chọn nhóm thứ nhất; với khách hàng muốn được định hình cho một phong cách, họ sẽ "mạo hiểm" chọn nhóm thứ 2 dù biết có thể đó sẽ không phải là phong cách mà mình thực sự thích.

 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 11.

Villa Thái Công tại Thảo Điền bị dân tình cho là giống showroom nội thất


 Người trong ngành nói gì về Thái Công: Thiết kế áp đặt và gượng ép, báo giá khủng là chiêu trò marketing - Ảnh 12.

Bồn tắm sàn gỗ cũng gây nhiều tranh cãi


Những khách hàng đến với Thái Công đều là những người có thu nhập cao, giá cả không còn là vấn đề và cái họ muốn là trải nghiệm những thứ được cho là tốt nhất, đắt đỏ nhất. Giống như việc mọi người thường có xu hướng thích iPhone hơn là điện thoại trong nước, thích giày Nike, Adidas hơn giày nội địa. Vậy nên khi cư dân mạng tranh cãi về những thiết kế như bồn tắm sàn gỗ, lạm dụng sách decor… anh Toàn và đồng nghiệp đều quay trở lại bài toán về “sự ưu tiên”: bạn ưu tiên về trải nghiệm hơn, về công năng hơn hay là về tính thẩm mĩ hơn.

Nguồn ảnh: Tổng hợp


Hà Bích Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM