Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người

29/04/2021 14:04 PM | Sống

Đằng sau lồng sắt nuôi nhốt những chú sư tử, hổ… tại Công viên Thủ Lệ, hằng ngày, vẫn có những công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng chúng.

Chải bờm, bắt rận cho sư tử nặng 200kg

Ngày nay, đa phần người dân chỉ thấy những chú hổ, sư tử,... trên ti vi hay đi tham quan khi những loài động vật hung dữ này đã được nhốt trong lồng sắt an toàn. Thế nhưng với những nhân viên tại Công viên Thủ Lệ thì việc tiếp xúc với thú dữ là chuyện rất bình thường.

Đều đặn sáng sớm mỗi ngày chị Trần Thị Ngọc (40 tuổi, nhân viên vườn thú Công viên Thủ Lệ, Hà Nội) lại làm những việc chẳng ai dám nghĩ tới là chăm sóc cho đàn mãnh thú như hổ, sư tử, gấu…

"Bống ơi, ra đây!" ; "Chăm ơi, ra đây!", đó là một số những từ ngữ chị Ngọc dùng để gọi những chú hổ, sư tử trong công viên - những con vật mà chị luôn coi chúng như người bạn của mình.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 1.

Chị Trần Thị Ngọc

Chị Ngọc cho biết, hơn 20 năm nay, công việc của chị là tắm rửa và cho những chú hổ, sử tử, gấu ở trong công viên ăn. Đặc biệt, những lúc rảnh rỗi chị lại ngồi vuốt ve, chải bờm, bắt rận cho chú sư tử nặng 200kg.

Xuất phát từ tình yêu thương động vật, công việc chăm sóc thú dữ đến với chị Ngọc như một cơ duyên. Theo chị, những ngày đầu khi mới đến làm việc tại công viên chị cũng gặp khá nhiều khó khăn vì sợ. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ của những thế hệ đi trước và các đồng nghiệp tại đây nên chị đã dần làm quen và ngày càng thấy yêu thích công việc của mình hơn.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 2.

Chú sư tử được chị Ngọc và đồng nghiệp nuôi

"Những con vật hung dữ ấy cũng có tình cảm thân thiết như con người. Tuy nhiên, chúng vẫn là những loài vật ăn thịt, chúng vẫn có bản năng hoang dã nên chúng tôi luôn phải đề phòng", chị Ngọc nói.

Trong công việc chăm sóc thú dữ, chị Ngọc ấn tượng nhất với 2 "bạn hổ" và chú sư tử tên Chăm. Khi sinh ra Chăm chỉ nặng 1,6kg, sư tử mẹ chết sau khi sinh, kể từ đó, chị Ngọc và những đồng nghiệp của mình cùng nhau chăm sóc Chăm từng ngày. 

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 3.

Với nhiều người, sư tử là loài vật hung dữ. Nhưng với chú sư tử Chăm ở vườn thú Hà Nội, do hằng ngày nó vẫn tiếp xúc với công nhân nên tỏ ra rất thân thiện

Thời gian đầu chị Ngọc bón từng thìa sữa nhỏ cho sư tử con này. "Có lúc Chăm bỏ ăn và mình phải tìm mọi cách để cho ăn. Nhìn chung lúc còn nhỏ nuôi Chăm như nuôi con nhỏ vậy, cũng phải âu yếm, vuốt ve để cho ăn. Thậm chí có những hôm Chăm hờn, dỗi không ăn thì lại phải nịnh", chị Ngọc cười chia sẻ.

Làm việc thay mẹ của 2 chú hổ

Suốt 3 năm gắn bó với Chăm, chị Ngọc coi Chăm như người thân của mình. Mỗi khi đến nơi làm việc, chị đều chạy đến thăm Chăm đầu tiên rồi mới bắt đầu các công việc hàng ngày tại chuồng trại. 

"Chăm nó tình cảm lắm, khi nó còn nhỏ, tôi đi đâu nó cũng muốn chạy theo sau. Nhiều khi đi trốn nó thì nó cũng kêu, tìm mình", chị Ngọc nói thêm.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 4.

Hai chú hổ Bi và Bống

2 chú hổ được đặt tên là Bống và Bi, cả 2 được đưa đến Công viên Thủ Lệ khi 4 tháng tuổi, nặng khoảng 12kg. "Ban đầu khi còn nhỏ, hai chú hổ cũng hung dữ lắm, doạ chúng tôi không cho lại gần. Sau đó mãi mới làm cho chúng quen với mình vì mình có tình cảm với nó, nó sẽ có tình cảm ngược lại với mình.

Việc chăm sóc hai chú hổ cũng rất khó khăn, ban đầu, chúng tôi cũng phải cho bú bình, kích thích đi vệ sinh, cho ăn từ miếng nhỏ đến miếng lớn và làm mọi việc chăm sóc thay mẹ của chúng", chị Ngọc kể.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 5.
Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 6.
Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 7.

Hằng ngày, chỉ cần nhìn vào ánh mắt của những chú hổ, chị Ngọc có thể biết được chúng đang khoẻ hay đang bị ốm

"Tôi vẫn thường vuốt ve chúng khi rảnh rỗi. Sáng nào thấy tôi các bạn ấy cũng mừng và có những cử chỉ âu yếm, thân thiện với mình". Theo chị Ngọc, dù vui vẻ, yêu thích công việc nhưng chị cũng đã từng bị các vết cào, cắn của hổ và sư tử khi đùa nghịch.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 8.

Những chú hổ cũng hay đùa nghịch với người nuôi nó

"Hồi mới lớn, hổ và sư tử thường mọc răng nên nó chỉ cắn đùa nghịch thôi nhưng vì kích thước quá lớn nên thường gây thương tích khắp người cho tôi. Nhiều lúc, chúng còn gần gũi, nhảy vào lòng chơi cùng mình. Khi về nhà, có lần tôi thấy khắp người bầm tím nhưng vẫn yêu thích công việc của mình", chị Ngọc cho hay. 

"Tôi thấy công việc của tôi bình thường. Bây giờ những chú hổ và sư tử lớn rồi nên cũng đỡ vất vả hơn. Một ngày mình cho ăn hai bữa và theo dõi sức khoẻ của chúng. Các bạn ấy khoẻ thì chúng tôi cũng vui", chị Ngọc nói tiếp.

Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 9.
Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 10.
Người phụ nữ 20 năm chăm sóc mãnh thú ở Hà Nội: Lúc rảnh ngồi chải bờm, bắt rận cho sư tử, có lần bị hổ cắn thâm người - Ảnh 11.

Ngoài việc nuôi hổ, sư tử, chị Ngọc cũng chăm sóc 2 chú gấu khác tại công viên

Đinh Huy

Cùng chuyên mục
XEM