Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình

28/12/2019 09:51 AM | Khoa học

Làm thế nào để chụp được những gì mắt thường không thể thấy?

Alice Miceli là một nghệ sĩ trẻ người Brazil. Năm 2007 khi còn sống ở Đức, cô thường xuyên bắt những chuyến tàu dài chạy từ Berlin đến Belarus. Thêm một chặng đường sau đó nữa bằng xe khách hoặc tàu hoả để đến Chernobyl.

Tổng cộng, Miceli đã thực hiện hành trình này hơn 20 lần.

Trước khi khu vực cách ly của Chernobyl mở cửa cho khách du lịch, Miceli đã xin được một đặc quyền để truy cập vào vùng phóng xạ này. Cô đã tự tay chụp vô số bức ảnh. Nhưng với Miceli, mọi chiếc máy ảnh phổ thông đều không lột tả hết được những gì còn sót lại từ thảm họa hạt nhân năm 1986 ở Chernobyl.

Cô đã chọn làm điều đó theo một cách khác, phi thường hơn.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 1.

Người nghệ sĩ chụp ảnh Chernobyl bằng tia X

Miceli đặt các tấm phim X-quang nhạy cảm với phóng xạ trong khu vực cách ly của Chernobyl. Cô bọc nó trong một lớp nhựa công nghiệp rồi đơn giản để chúng lại mặt đất, trên những bậu cửa sổ hoặc quấn quanh những thân cây.

Bằng những chiếc bẫy hứng phóng xạ này, Miceli muốn có được cái nhìn trực quan về một thứ vô hình dưới con mắt người thường. Đó là tình trạng ô nhiễm phóng xạ tại Chernobyl, đặc biệt là đồng vị cesium 137.

"Thật thú vị khi thấy bức xạ hiện hình", cô nói. "Nó có thật. Nó hoạt động ở một tần số cụ thể và có thể ghi lại được, chỉ cần chúng ta đặt mình vào một vị trí có thể quan sát nó".

Trước đó để chuẩn bị cho những chuyến đi, Miceli đã chế tạo ra một máy ảnh lỗ kim đặc biệt và thực hiện các bài kiểm tra tỉ mỉ tại Viện Khoa học X quang ở Rio de Janeiro. Nhưng cho đến giây phút thực sự bước chân vào hiện trường ở Chernobyl lần đầu tiên, cô ấy vẫn hoàn toàn không biết liệu mình sẽ thấy được điều gì trên những tấm phim X-quang.

"Nói về các kỹ thuật X quang mà tôi đã phát triển, tôi không có ý tưởng nào về loại hình ảnh mà tôi có thể ghi lại được khi đã rời phòng thí nghiệm để đến Chernobyl. Thứ mà tôi chạm trán không phải là một mô hình bức xạ có kiểm soát mà là cả một khu vực bị bao trùm bởi phóng xạ", cô nói.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 2.

Tấm phim III đặt trên một cánh đồng - phóng xạ ở mức 9.120 µSv (được phơi từ ngày 07.05.09 đến ngày 21.07.09)

Những tấm ảnh thu được từ dự án của Miceli hiện đang được trưng bày tại một cuộc triển lãm ở New York. Thật bất ngờ, phóng xạ tác động lên chúng không tuân theo bất cứ mô hình dự đoán nào.

Một số phát sáng với các đường cuộn xoáy ma quái, nhưng số nhiều chứa những bóng tối lốm đốm ở những vị trí mà phóng xạ rơi trên đó. Hiệu ứng thị giác mà những tấm phim tạo ra rất nổi bật, nhưng tác động của chúng tới cảm xúc còn lớn hơn thế.

"Chernobyl là một thực tế đang tồn tại trên hành tinh của chúng ta, và nó khiến tất cả mọi người phải bận tâm", Miceli nói. Hãy cùng tìm hiểu đâu là điều đã truyền cảm hứng cho cô thực hiện dự án này, và những thực tế mà Miceli phải đối mặt khi ở Chernobyl:

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 3.

Một tấm phim được đặt trên cánh đồng, Miceli đã phải đánh dấu tỉ mỉ khu vực thí nghiệm, nhưng đôi khi cô vẫn bị mất dấu chúng.

Điều gì đã truyền cảm hứng cho cô đến Chernobyl để ghi lại những chứng tích phóng xạ tại khu vực này?

Đó là câu chuyện mà tôi đọc được trên một tạp chí. Trong đó có một nhà khoa học, người đã đề cập đến sự tĩnh lặng tại Khu vực Cách ly ở Chernobyl. Qua đó tôi nhận ra rằng khu vực này có thể là một địa điểm cực kỳ lý tưởng để khám phá những ý tưởng về sự im lặng.

Tôi đã xem hàng trăm hình ảnh phóng sự về khu vực này và nhận ra chúng đều chưa đạt tới sự hoàn hảo theo cách nào đó; chúng chỉ chụp lại được những tàn tích. Những bức ảnh đang nói dối, bởi chúng đã bỏ qua vấn đề trung tâm của câu chuyện.

Trong những bức ảnh bạn có thể thấy một khu vực bị nhiễm phóng xạ, nhưng nó có thể là bất kỳ khu vực bị nhiễm phóng xạ nào khác. Các bức ảnh không nói lên được một thực tế rằng những phong cảnh ở đây đã bị thay đổi vĩnh viễn tới cấp độ nguyên tử.

Điều này khiến tôi quan tâm, coi đó như một thử thách và tôi đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để sử dụng các phương tiện nhiếp ảnh phổ thông mà vẫn chụp được những gì mắt thường không thể nhìn thấy?

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 4.

Tấm phim I đặt trên một bậu cửa sổ - phóng xạ ở mức 2.494 µSv (được phơi từ ngày 21.01.09 đến ngày 07.04.09).

Ấn tượng đầu tiên của cô về Chernobyl là gì?

Tôi đến Belarus sau khi đã làm việc với công nghệ X-quang này được gần một năm. Nhưng tôi chưa bao giờ thực sự tới Chernobyl ở Ukraine. Cho nên khi lần đầu tiên đặt chân vào đó, tôi cảm thấy như mình đang chứng kiến tận mắt ​​cuộc khủng hoảng nhân đạo mà thảm họa Chernobyl đã gây ra ở Belarus trong những năm qua.

Ngay sau khi trở về Rio, nơi tôi đang ở, tôi đã tự hỏi: Dự án cần phải được sửa đổi thế nào sau chuyến đi đầu tiên này? Vấn đề cốt lõi là việc bạn có thể thấy hay không thấy phóng xạ.

Phóng xạ có thể được nhìn thấy từ thực tế vật lý giống như những hình ảnh mà thôi đã chụp được một thứ đáng ra vô hình. Nhưng phóng xạ cũng có thể được nhìn thấy trên phương diện chính trị xã hội. Mặc dù lò phản ứng Chernobyl ở tận bên kia biên giới Ukraine, ô nhiễm phóng xạ mà nó gây ra ở mức cao hơn tại Belarus, một quốc gia mà phóng xạ dưới phương diện xã hội còn ít được nhìn thấy hơn so với nước láng giềng.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 5.

Tấm phim II gắn vào một thân cây - phóng xạ ở mức 7.356 µSv (được phơi từ ngày 07.05.09 đến ngày 21.07.09)

Làm thế nào để cô quyết định nơi mình sẽ đặt các tấm phim X quang?

Khi đặt chân đến đó, tôi bắt đầu tìm kiếm những địa điểm ô nhiễm nhất, vì sự phóng xạ mạnh nhất sẽ cho ra hình ảnh nhanh hơn và rõ ràng hơn.

Khi chụp ảnh thông thường, tôi luôn đem theo mình một máy đo sáng. Nên lần này [tới Chernobyl để chụp ảnh phóng xạ], tôi thấy hiển nhiên mình phải đem theo một liều xạ kế để đo độ phóng xạ trong chất hữu cơ.

Tôi đã dành rất nhiều thời gian để đi bộ xung quanh khu vực và vạch ra các khu vực có tín hiệu đủ mạnh để thực hiện công việc phơi bẫy bức xạ, nhưng không mạnh đến mức nguy hiểm đến bản thân tôi khi ở đó.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 6.

Miceli đem theo một máy đo bức xạ cầm tay để xác định địa điểm cô đặt các tấm phim.

Cô có thể mô tả nguyên lý làm việc của công nghệ X quang cô sử dụng được không?

Hai công nghệ đã được phát triển. Đầu tiên, tôi có một máy ảnh lỗ kim, được tinh chỉnh để chỉ chụp lại các tia gamma vô hình rồi in trên phim X quang. Chúng tôi đã đóng một hộp thép có nắp chì, để làm giảm bức xạ và bảo vệ phim.

Hệ thống máy ảnh thực tế được đặt bên trong chiếc hộp, nó là một khối chì dày hơn nhiều với một lỗ kim nhỏ hình nón. Kỹ thuật này hoạt động tốt trong môi trường được kiểm soát cực kỳ tốt như một phòng thí nghiệm thu nhỏ, nhưng nó không quá hiệu quả trong tự nhiên, ở một nơi bị ô nhiễm toàn diện như Khu vực Cách ly Chernobyl.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 7.

Tấm phim IV được đặt trên một tường gỗ - phóng xạ ở mức 2.956 µSv (được phơi từ ngày 21.01.09 đến ngày 07.04.09)

Kỹ thuật thứ hai mà chúng tôi đã thử nghiệm ở Chernobyl là phát triển một máy thu ảnh tự động sử dụng tất cả các chất phóng xạ ô nhiễm trong khu vực cách ly làm nguồn. Máy thu ảnh tự động là một hình ảnh được in trên phim X quang tạo ra bởi các tia gamma từ chất phóng xạ.

Tấm phim được đặt bên cạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ ô nhiễm, do đó, nó sẽ tạo ra được hình ảnh của sự ô nhiễm vô hình trên tỷ lệ thực. Đó là những tấm ảnh bạn đã thấy trong triển lãm.
Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 8.

Tấm phim II được đặt trên một cánh đồng - phóng xạ ở mức 9.120 µSv (được phơi từ ngày 07.05.09 đến ngày 21.07.09)

Đâu là điều thách thức nhất trong dự án của cô?

Thực tế là mỗi hình ảnh muốn có được chất lượng tốt thì cần phải được tiếp xúc với bức xạ trong một khoảng thời gian dài kéo dài ít nhất hai tháng. Một số đã ở đó trong tám tháng. Chúng tôi đã đánh dấu phong cảnh và ghi chú chi tiết để đảm bảo rằng chúng tôi có cơ hội tìm lại các địa điểm thí nghiệm, nhưng nhiều địa điểm đơn giản đã biết mất.

Người nghệ sĩ bắt phóng xạ ở Chernobyl hiện nguyên hình - Ảnh 9.

Tấm phim V được đặt trên một cánh đồng - phóng xạ ở mức 9.120 µSv (được phơi từ ngày 07.05.09 đến ngày 21.07.09)

Điều bất ngờ nhất mà cô trải nghiệm được là gì?

Đó là khi ở Chernobyl, tôi cảm thấy rất yên bình, thanh thản và tập trung.

Theo ZKnight

Cùng chuyên mục
XEM