Người mẹ có 3 nét tính cách này, con dễ trở nên xuất sắc, vừa học giỏi lại hiếu thảo
Con trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã sống bên cạnh mẹ, nên tính cách, ngôn ngữ và hành vi của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cả một đời của con. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người mẹ ưu tú, tương lai của chúng rất sáng láng.
Con trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã sống bên cạnh mẹ, nên tính cách, ngôn ngữ và hành vi của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cả một đời của con. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người mẹ ưu tú, xuất sắc sẽ có tinh thần trách nhiệm cao, tính cách phẩm chất tốt, tương lai cũng sẽ rất hiếu thuận đối với cha mẹ.
Cha mẹ là hình mẫu của con cái, và con cái chính là hình bóng của cha mẹ. Bởi vậy, nếu muốn gia đình hạnh phúc, con cháu tài giỏi, xuất sắc, đầu tiên cha mẹ cần phải thay đổi quan niệm sống, thiết lập nền tảng lâu dài và kiên trì tạo dựng nên những thói quen lành mạnh, nề nếp gia đình đúng đắn: Ngủ sớm dậy sớm, đọc sách nhiều, suy nghĩ cho người khác nhiều hơn, kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, tôn trọng lễ nghi, cùng con trở thành một công dân văn minh trong thời hiện đại,…
Nếu người mẹ có 3 phẩm chất dưới đây, con trẻ sẽ dễ trở nên xuất sắc:

Một người mẹ có tâm trạng tốt, chính là viên gạch xây nên hạnh phúc gia đình
Những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần thiết lập mối quan hệ gắn bó tốt đẹp với con cái, điều này liên quan đến cảm giác an toàn của trẻ sau này.
Nếu người mẹ có cảm xúc không ổn định, từ đó mà thường xuyên đánh đập, la mắng, đe dọa và phàn nàn về trẻ, thì cảm giác an toàn bên trong của chúng sẽ bị phá hủy, dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen nhìn vào sắc mặt của người khác mà làm các việc. Cuối cùng sẽ tạo nên tính cách nhát gan, tự ti, không dám sống đúng với tính cách của chính mình.
Trẻ con rất giỏi trong việc mô phỏng lại cảm xúc cũng như hành vi của người mẹ. Nếu cảm xúc của người mẹ thường lo âu, bất an hoặc không dễ kiềm chế cảm xúc của chính mình, tính cách của con họ cũng sẽ rất bất ổn định.
Tâm trạng của mẹ quyết định bầu không khí gia đình, quyết định sự "ấm nóng, lạnh lẽo" và mức sống hạnh phúc của một gia đình.
Một người mẹ giàu tinh thần khích lệ, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con
Tôi có một người bạn là giảng viên Đại học, anh đã kể với tôi câu chuyện về cậu con trai học lớp 3. Cả hai vợ chồng đều là tiến sỹ, có học vị và danh tiếng lẫy lừng, tuy nhiên, thành tích học tập của cậu bé lại đứng cuối lớp. Tôi thắc mắc hỏi lý do vì sao, thì nhận được câu trả lời rằng: Bởi vì người vợ quá giỏi giang, sự nghiệp và công danh đều khiến những người xung quanh phải trầm trồ ngưỡng mộ, cũng vì quá yêu thương con trai, nên từ khi sinh ra, cô đã đặt rất nhiều kì vọng cho cậu bé.
Khi con trai bắt đầu đi học, mỗi ngày dù bận rộn đến mấy, cô cũng sẽ dành thời gian để kèm con học. Nhưng mỗi lần dạy con học, chưa được 5 phút cô đã 'phát hỏa', không thể kiềm chế được cảm xúc, và liên tục nói những câu: "Con vì sao mà ngốc quá vậy!", "Tại sao dễ như vậy mà con làm mãi không xong?"

Đấy bạn xem! Vấn đề chính là ở đây, người mẹ của cậu bé vì quá thông minh và tài giỏi, bởi vậy, cô đã đặt quá nhiều kì vọng và tạo ra áp lực lớn cho con trai. Thử hỏi, một đứa trẻ sao có thể "thông minh" như một người lớn? Và liệu một đứa trẻ có thể phát triển toàn diện khi sống với một người mẹ không biết cách kiềm chế cảm xúc của mình hay không?
Làm một người mẹ thông thái, đôi khi hãy cố tỏ ra vẻ "mềm yếu", nhu mỳ một chút. Một người mẹ quá tài giỏi và luôn tỏ ra quá mạnh mẽ, sẽ rất dễ khiến con của họ không thể tìm được đúng giá trị đích thực của bản thân mình.
Người mẹ khôn ngoan, là khi học được cách "ngốc nghếch" đúng lúc, chậm lại đúng lúc, hòa hoãn đúng lúc, lùi lại một bước,… để dành cho con một không gian riêng, tự do khám phá và phát huy hết tài năng của mình. Từ đó, chúng sẽ từng bước, từng bước một hướng đến sự tự tin, trưởng thành một cách độc lập chứ không phải sống theo đúng kỳ vọng, áp lực mà cha mẹ đặt lên vai.
Một đứa trẻ ngoan ngoãn, xuất sắc không thể tách rời sự tinh tế của người mẹ. Đặc biệt trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, đó là giai đoạn quan trọng để phát triển năng lực và thói quen về mọi mặt, cách giáo dục con của mẹ lúc này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Sự đánh giá cao và khen ngợi của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy hài lòng và tự tin, nếu cha mẹ không chú ý và tạo cho trẻ không gian tự do phát triển, thể hiện thực lực của mình, trẻ sẽ dễ nghi ngờ về tài năng cũng như thiếu tự tin về bản thân.

Một người mẹ luôn 'sửa mình', thay vì dồn áp lực lên con cái
Khi kết quả thi Đại học của cháu tôi – Diệp Minh được công bố, cháu thi đỗ vào một ngôi trường hạng 3, mẹ cháu nhìn thấy ai cũng phàn nàn: "Không có thành tựu, không có sự nhẫn nại, không nỗ lực cố gắng, sau này có thể làm nên việc gì nên hồn?". Diệp Minh lúc đó trong tâm cảm thấy vô cùng bực dọc và tức tối, con bé nói một cách phẫn nộ: "Con là con của mẹ, chẳng phải là học từ mẹ hết sao?".
Tôi thường gặp rất nhiều những bà mẹ như thế này: Họ luôn cảm thấy lo lắng, sốt ruột muốn con cái của mình thay đổi theo ý muốn của họ, họ muốn con thích đọc sách, muốn con học giỏi tiếng Anh, muốn con thông thạo đàn Piano giống như "con nhà người ta",…
Nhưng có một sự thật rằng, con trẻ càng lớn lên, mối quan hệ với cha mẹ ngày càng có "khoảng cách", chúng không những không nghe lời, mà còn không thích học, ngày càng trở nên ngang bướng, nổi loạn. Đây cũng chính là khó khăn và thách thức đối với mỗi bậc cha mẹ, điều này cũng khiến họ trở nên nôn nóng, muốn thay đổi con cái theo mong muốn của mình.
Nhưng, việc cha mẹ dạy dỗ con cái phải thay đổi theo ý muốn của mình, hiệu quả có thực sự tốt?
Nếu muốn đề cao chất lượng giáo dục gia đình, cha mẹ trước tiên phải thay đổi chính mình, hoàn thiện chính mình đầu tiên. Bởi, không có phụ huynh thông thái, sao có thể mong con mình hiểu chuyện, ngoan ngoãn?
Có rất nhiều bậc cha mẹ, một khi có thời gian rảnh liền "dán mắt" vào điện thoại, con trẻ tự nhiên sẽ tò mò: Trong điện thoại có thứ gì đó bí ẩn đúng không? Sức hấp dẫn của điện thoại lớn đến như vậy sao? Dần dần, chúng cũng chìm đắm vào thói quen đó, giống như cha mẹ của chúng, lơ là việc học hành, không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tính cách ngày một trở nên khép kín.
Cha mẹ luôn oán trách, phàn nàn, thích cáu giận, đứa con của họ cũng vậy, chúng nhất định sẽ không thể dùng thái độ lạc quan khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Các bậc làm cha, làm mẹ, hãy trở thành những nhà giáo dục con thông thái. Hãy luôn nhắc nhở bản thân: Kiểm soát tốt tâm trạng của mình, không ngừng hoàn thiện bản thân và hãy luôn là nguồn động lực cổ vũ tinh thần lớn nhất cho con!
(Sound Of Hope)