Người Hàn Quốc nổi tiếng ăn nhậu "khủng bố" hàng đầu châu Á, và đây là cách họ về nhà an toàn sau những chầu say sấp mặt

04/01/2020 09:00 AM | Xã hội

Hàn Quốc là một đất nước có nhiều điều nổi bật, từ sự đa dạng về ẩm thực cho đến những yếu tố về văn hóa, đặc biệt là văn hóa công sở. Trong đó, phải kể đến văn hóa ăn nhậu nức tiếng "khủng bố", không thua kém bất kỳ quốc gia nào tại châu Á.

Với người Hàn, ăn nhậu dường như đã trở thành một điều bất khả kháng trong văn hóa công sở của họ. Chuyện nhậu của người Hàn thì không thể đùa được, vì thứ họ uống không đơn giản chỉ là rượu hay bia, mà thường phải trộn lẫn giữa rượu mạnh và bia cơ. Cứ vài vòng hết mình như vậy, các anh tài trên bàn nhậu dù "đô" có khỏe đến đâu, sớm muộn gì cũng rơi vào tình trạng... sấp mặt.

Người Hàn Quốc nổi tiếng ăn nhậu khủng bố hàng đầu châu Á, và đây là cách họ về nhà an toàn sau những chầu say sấp mặt - Ảnh 1.

Nếu đã từng uống rượu bia, bạn hẳn sẽ thấm thía rằng đôi khi nhậu xỉn "quắc cần câu" còn may mắn hơn việc giữ được đôi chút tỉnh táo rồi tự lái xe về. Trong những tình huống như vậy, rủi ro gây tai nạn là cực kỳ lớn, có thể để lại những hậu quả cực kỳ đáng tiếc.

Nhưng người Hàn hiện nay có lẽ cũng không sợ điều này nữa. Họ đã có cách về nhà cực kỳ an toàn sau những chầu nhậu "sấp mặt", nhờ vào cái gọi là "daeri unjeon".

Dịch vụ "thuê lái xe" dành riêng cho đất nước "khoái nhậu"

"Daeri unjeon" trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "lái xe thay thế". Đây là một loại dịch vụ xuất hiện từ cuối thập niên 1990, với đối tượng khách hàng là những doanh nhân nhậu xỉn quắc cần câu nhưng vẫn muốn về nhà trên chiếc xe của chính mình.

Người Hàn Quốc nổi tiếng ăn nhậu khủng bố hàng đầu châu Á, và đây là cách họ về nhà an toàn sau những chầu say sấp mặt - Ảnh 2.

Dịch vụ này hiểu đơn giản là các công ty cung cấp dịch vụ sẽ phái người đến cầm lái hộ khách hàng. Các tài xế sẽ xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, và khách hàng thì không cần quay trở lại lấy xe vào ngày hôm sau. Trong vòng 1 thập kỷ vừa qua, "daeri unjeon" trở thành một trong những ngành dịch phụ phát triển nhanh nhất, bởi năng suất tiêu thụ rượu bia của đất nước này cũng tăng nhanh đến chóng mặt.

Theo ước tính của Hiệp hội dịch vụ vận tải Hàn Quốc, hiện có khoảng 5.500 công ty daeri unjeon chính thức trên toàn quốc gia, cùng hàng ngàn công ty nhỏ lẻ chưa đăng ký khác. Tổng cộng, có hơn 120.000 lái xe sẵn sàng đứng ra cầm lái hộ cho những khách hàng có nhu cầu.

"Chúng tôi tin rằng mỗi ngày có khoảng 400.000 người đã gọi dịch vụ tài xế thay thế," - Kim Ho, giám đốc Hiệp hội dịch vụ vận tải Hàn Quốc cho biết.

Cũng theo Ho, dịch vụ này hiện không chỉ cung cấp cho người say, mà còn dành cho những khách hàng cảm thấy quá mệt mỏi, không thể tự mình cầm lái nữa. Sự phát triển này âu cũng bởi giá thành của daeri unjeon ngày càng trở nên phải chăng hơn, vì mức cạnh tranh ngày càng tăng.

Người Hàn Quốc nổi tiếng ăn nhậu khủng bố hàng đầu châu Á, và đây là cách họ về nhà an toàn sau những chầu say sấp mặt - Ảnh 3.

"Chúng tôi thấy lượng khách hàng dùng dịch vụ tăng lên vào ban ngày, đặc biệt các doanh nhân sẵn sàng thuê người lái cho những chuyến công tác ngắn ngày bởi giá dịch vụ là tương đối rẻ nếu so với việc phải thuê cả xe lẫn tài xế."

Như Jung Mi-yeong, một bà mẹ 2 con sống tại Busan là ví dụ. Jung cho biết cô thường gọi dịch vụ này khi cần chở con đi khám, hoặc thậm chí là khi muốn đi shopping một mình.

"Thực sự là tiện lợi hơn so với việc tôi phải tự lái hoặc gọi taxi."

Cách thức sử dụng dịch vụ cũng ngày càng dễ dàng. Trước kia, bạn sẽ phải gọi điện cho công ty, cung cấp địa điểm. Tại các thành phố lớn như Seoul, tài xế sẽ xuất hiện sau khoảng 10 - 15 phút. Còn ngày nay, mọi thứ có thể được thực hiện thông qua ứng dụng smartphone mà chẳng mất công gọi cho bất kỳ ai cả.

Người Hàn Quốc nổi tiếng ăn nhậu khủng bố hàng đầu châu Á, và đây là cách họ về nhà an toàn sau những chầu say sấp mặt - Ảnh 4.

Giờ chỉ cần vài thao tác là đủ để book một anh tài xế đến lái hộ xe lúc say xỉn

Kim Ho cho biết, dịch vụ daeri unjeon hiện đã lan rộng trên khắp Hàn Quốc. Mức phí cho mỗi lần sử dụng dịch vụ phụ thuộc vào quãng đường di chuyển, với giá từ 10.000 won (khoảng 9 USD), bất kể có bao nhiêu người trong xe.

Dẫu vậy, dịch vụ này cũng có mặt trái. Khi có quá nhiều tài xế cạnh tranh, mức giá sẽ buộc phải giảm. Nhưng giá thấp đi lại là sự đánh đổi về tính an toàn.

"Nhiều tài xế làm việc mà không có bảo hiểm. Và... tiền nào của nấy, giá thấp sẽ khiến chất lượng phục vụ cũng kém đi."

Tham khảo: Koreal Rehald

Theo J.D

Cùng chuyên mục
XEM