Người đàn ông về quê nuôi heo, ôm khoản nợ tiền tỷ: Mạo hiểm dùng hết vốn liếng "đổ xuống đất" và cái kết ngoài sức tưởng tượng

06/12/2022 15:17 PM | Sống

Sau một thời gian khởi nghiệp với nông sản, Trương Nghiệp Thuận nhận ra về quê không dễ như lời đồn.

Câu chuyện rời thành phố về quê khởi nghiệp là chủ đề được nhiều người bàn tán từ trước đến nay. Chuyện nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm thật, không phải ai cũng có thể thành công.

Trương Nghiệp Thuận (Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc), người sáng lập thương hiệu nông nghiệp Đẩu Dương Sơn là ví dụ điển hình.

Lần đầu tiên kinh doanh chỉ nhìn thấy thất bại

Cách khu đô thị 10km dọc theo Đại lộ Thế kỷ là làng Thạch Hà Đầu. Nơi đây là "chiến trường chính" của Trương Nghiệp Thuận.

Năm 2010, tình cờ anh Trương tham gia Hội chợ Nông sản Quốc tế Thanh Đảo, các loại nông sản đặc sắc trong và ngoài nước khiến anh háo hức muốn thử. Đứng trước những sạp hàng của nông dân, anh nhìn thấy triển vọng rộng lớn của thị trường rộng lớn.

Nghĩ là làm, Trương Nghiệp Thuận đã quyết tâm và dành số tiền đầu tiên kiếm được trong đời cho nông nghiệp và thử sức.

Trong những ngày đầu kinh doanh, anh Trương chọn nuôi heo và cừu. Do không nắm bắt chính xác các điều kiện thị trường, anh thường rơi vào cảnh mua khi giá cao nhất, đến lúc bán giá thị trường đã giảm xuống tận đáy.

Sự thất bại trong ngành chăn nuôi đẩy anh đến với khoản nợ 600.000 nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ đồng). Với sự kỳ vọng của gia đình và áp lực trả nợ, Trương Nghiệp Thuận gần như bế tắc.

Anh bắt đầu suy ngẫm về những nguyên nhân khiến mình thất bại khi khởi nghiệp. Anh tin rằng lý do lớn nhất là vì bản thân thiếu nghiên cứu thị trường đầy đủ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. "Nhưng tôi thực sự thích nông nghiệp và tôi nghĩ đây sẽ là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai."

Với những kỳ vọng đó, Trương Nghiệp Thuận một lần nữa cống hiến hết mình cho ngành chăn nuôi.

Anh cho biết, nông nghiệp tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất có nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn cũng rất lâu. Nhưng anh tin chắc kinh doanh phải vấp ngã, chỉ khi chịu đựng được thất bại, chúng ta mới có thể nhìn thấy tương lai.

"Nếu bạn mất tiền, thứ nhận lại là kinh nghiệm và bài học"

Để mở rộng thị trường và để nhiều người được thưởng thức món ăn xanh của mình, năm 2013 anh bắt đầu đưa gà nuôi ra cộng đồng. Trương Nghiệp Thuận tận dụng mọi kênh để giới thiệu sản phẩm của mình: Thông qua bạn bè, mạng xã hội, người quen... Những ngày giao hàng tận nơi trong mưa gió vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức.

Bắt đầu từ các cộng đồng xung quanh ở Giao Nam, Thanh Đảo, tên tuổi của Đẩu Dương Sơn bắt đầu được nhiều người biết đến. Các sản phẩm giao đến tay người dùng phải đảm bảo độ tươi ngon. Sau khi có một lượng lớn khách hàng ổn định, công việc kinh doanh của Trương Nghiệp Thuận cũng dần đi đúng hướng, tuy chưa có lãi nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng.

"Trước hết, chúng tôi phải đảm bảo rằng các sản phẩm do cộng đồng phân phối đều tốt, tươi và thậm chí là hữu cơ. Nếu nông sản của chúng không khác gì các sản phẩm trên thị trường thì có ích gì?", Trương Nghiệp Thuận nói.

Người đàn ông về quê nuôi heo, ôm khoản nợ tiền tỷ: Mạo hiểm dùng hết vốn liếng đổ xuống đất và cái kết ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 2.

Ngay từ khi bắt đầu chọn địa điểm mở trang trại, anh đã chọn cơ sở trồng vườn cây ăn quả là đất rừng mới nhiều năm không bị ô nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu. Cây trồng được bón phân hữu cơ và quản lý cẩn thận, đồng thời anh còn sử dụng phương thức canh tác tự nhiên để nông sản vừa ngon mà vẫn an toàn.

Điều đáng nói là năm 2017, anh đã đưa giống trùn quế vào vườn cây ăn trái và thiết lập hệ thống chu trình sinh thái cho vườn cây ăn trái và gà. Tuy nhiên, nuôi trùn quế không đơn giản như trên mạng nói, lúc đầu chúng thường chết hàng loạt. Về sau, anh Trương nhờ các chuyên gia trong ngành tư vấn mới có thể nhân giống sinh vật này.

“Trùn quế có thể phân hủy rác, rơm rạ và các chất hữu cơ khác thành chất dinh dưỡng cho bản thân hoặc các sinh vật khác", anh Trương chia sẻ. Dưa lưới, trái cây trồng bằng phân trùn quế có chất lượng cao, mùi vị và màu sắc đẹp mắt.

Thành quả sau gần 10 năm vun trồng

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, quy mô bán hàng của Trương Nghiệp Thuận cũng ngày càng mở rộng. Anh cũng thiết lập “lãnh đạo cộng đồng” tại hơn 50 địa điểm phân phối sản phẩm nông nghiệp. Sau này, với sự phát triển không ngừng của ngành chuyển phát nhanh, người tiêu dùng ở xa hơn có thể được giao hàng trực tiếp bằng chuyển phát nhanh.

Chất lượng là nền tảng để thương hiệu có niềm tin. Sau khi mô hình bán sản phẩm và các kênh của ổn định, năm 2018 nhãn hiệu Đẩu Dương Sơn của Trương Nghiệp Thuận cũng đã được phê duyệt, chính thức mở ra con đường xây dựng thương hiệu nông nghiệp.

Các khách hàng đã quen thuộc với chất lượng nông sản của Đẩu Dương Sơn, thậm chí nhiều người còn đặt hàng sớm hàng năm vào mùa thu hoạch. Cho đến bây giờ, táo trong toàn bộ vườn đã được giao trung bình khoảng 2000kg mỗi ngày.

Người đàn ông về quê nuôi heo, ôm khoản nợ tiền tỷ: Mạo hiểm dùng hết vốn liếng đổ xuống đất và cái kết ngoài sức tưởng tượng - Ảnh 3.

Gà Langya là loài quý hiếm nổi tiếng và là đặc sản ở Thanh Đảo cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, thương hiệu gà Đẩu Dương Sơn đã được mở rộng sang các tỉnh khác.

Với việc chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, mọi gia đình đều muốn sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Trang trại của Trương Nghiệp Thuận đã trở thành một mô hình sinh thái nông nghiệp có thương hiệu tích hợp tham quan, hái lượm và bán hàng cộng đồng.

Các sản phẩm nông nghiệp thương hiệu Đẩu Dương Sơn được cung cấp trực tiếp cho khách hàng. Không dừng lại ở đó, mọi người cũng có thể đích thân tham gia sản xuất và thu hoạch nông sản.

Để phù hợp với xu hướng mới của thời đại thương mại điện tử video ngắn, Trương Nghiệp Thuận mở thêm tài khoản "Thạch Hà Farm 905" của riêng mình trên Douyin. Anh thường xuyên xuất hiện trước ống kính mà không ngần ngại bộc lộ khát vọng kinh doanh của mình với mọi người.

Theo 163

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM