Người đàn ông 31 tuổi bị "mù" sau khi thức dậy vào buổi sáng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người trẻ vẫn làm hàng đêm

09/07/2021 15:14 PM | Sống

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, người đàn ông 31 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) phát hiện mắt trái hoàn toàn không nhìn thấy gì. Bác sĩ chẩn đoán anh ta bị "đột quỵ mắt" do thói quen này.

Truyền thông Trung Quốc mới đây đã đưa tin về trường hợp một nam thanh niên bị "đột quỵ mắt" sau khi ngủ dậy. Theo đó, hôm trước khi xảy ra sự việc, như thường lệ, người đàn ông 31 tuổi đến từ Thâm Quyến này bắt đầu chơi trò chơi di động sau khi đi làm về và ăn cơm, anh ta chơi trong vài giờ. Đến lúc trước khi đi ngủ, người này cũng không quên cầm lấy điện thoại và vuốt vuốt thêm một hồi lâu.

Người đàn ông 31 tuổi bị mù sau khi thức dậy vào buổi sáng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người trẻ vẫn làm hàng đêm - Ảnh 1.

Khi anh ta thức dậy vào sáng hôm sau thì thấy rằng mắt trái của mình dường như hoàn toàn không nhìn thấy gì. Anh ta cố gắng nhắm mắt nghỉ ngơi vài phút rồi mới mở mắt lại, thị lực có chút khôi phục nhưng về cơ bản tầm nhìn phía trên mắt trái vẫn bị mất.

Sau đó, người đàn ông vội vã đến khoa mắt của bệnh viện để điều trị. Bác sĩ kiểm tra thì nhận thấy thị lực mắt trái của anh ta chỉ còn 0,4, tắc động mạch nhánh dưới võng mạc. Nói cách khác, anh ta bị "đột quỵ" ở mắt trái.

Đột quỵ chúng ta thường nghe thấy rồi nhưng mắt cũng có thể bị đột quỵ thì chắc hẳn là điều xa lạ với nhiều người!

"Đột quỵ mắt" là gì?

Theo bác sĩ Xu Qibin, Phó trưởng Khoa Nhãn khoa, Bệnh viện Y học phương Tây và Cổ truyền kết hợp Thâm Quyến (Trung Quốc), "đột quỵ mắt" là một cấp cứu trong nhãn khoa. Lâm sàng gọi là tắc động mạch võng mạc, có thể chia thành tắc động mạch võng mạc trung tâm và tắc động mạch võng mạc nhánh. Một khi "đột quỵ mắt" xảy ra, thị lực của người bệnh giảm đột ngột, có thể giảm nhận thức ánh sáng, thậm chí không còn cảm nhận ánh sáng, đồng tử bị ảnh hưởng sẽ giãn ra.

Người đàn ông 31 tuổi bị mù sau khi thức dậy vào buổi sáng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người trẻ vẫn làm hàng đêm - Ảnh 2.

Cũng có một số bệnh nhân thỉnh thoảng bị hoa mắt do tiền thân của "đột quỵ mắt" thường biểu hiện là mất thị lực đột ngột, sau đó bất ngờ thuyên giảm, thị lực được cải thiện, sau nhiều lần lặp đi lặp lại thì bị "đột quỵ mắt" xảy ra.

Những ai dễ mắc bệnh cao?

Bất cứ ai cũng có thể bị "đột quỵ mắt". Bệnh này thường xảy ra ở một mắt và hiếm khi xảy ra ở cả hai mắt.

"Đột quỵ mắt" ở người trẻ thường gặp ở những trường hợp chấn thương, thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn, đau nửa đầu...

Tác hại của "đột quỵ mắt" là gì?

Khi bị "đột quỵ mắt", người bệnh thường có biểu hiện thị lực bên mắt bị giảm sút cực độ, chỉ còn ánh sáng ngoại vi, thậm chí mù lòa.

Vì giới hạn của tình trạng thiếu oxy võng mạc là 2 giờ, nếu không phục hồi được lượng máu và oxy cung cấp cho võng mạc trong vòng 2 giờ này thì võng mạc sẽ bị phù nề, nhợt nhạt và teo đi, lúc này dù có điều trị cũng không khỏi hay khôi phục được (mù lòa vĩnh viễn).

Người đàn ông 31 tuổi bị mù sau khi thức dậy vào buổi sáng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người trẻ vẫn làm hàng đêm - Ảnh 3.

Sau một thời gian dài, các mạch máu mới xuất hiện trong võng mạc do thiếu oxy và thiếu máu cục bộ, gây xuất huyết võng mạc và tăng nhãn áp thứ phát, mang lại cơn đau cực độ cho người bệnh.

Vì "đột quỵ mắt" là một trường hợp cấp cứu, ngay khi xảy ra, bệnh nhân phải đến khoa mắt của bệnh viện để được điều trị, đồng thời xoa bóp vùng mắt bị tổn thương để giảm áp lực cho nhãn cầu và tăng lượng máu cung cấp cho mắt.

Làm thế nào để ngăn chặn nó?

Để phòng ngừa "đột quỵ mắt", bạn cần:

- Xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc và ăn uống điều độ, bỏ thuốc lá, rượu bia, không thức khuya, tránh mệt mỏi quá độ.

- Tránh xa bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao.

- Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, tập thể dục thể thao vừa sức, tránh béo phì.

- Thực hiện khám mắt và kiểm tra mắt thường xuyên.

- Nếu nhận thấy thị lực giảm hoặc có quầng đen, bạn cần đi khám chuyên khoa mắt kịp thời.

Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline


BIE

Cùng chuyên mục
XEM