Người chụp bức ảnh Dior 'bôi nhọ' phụ nữ Trung Quốc lộ diện xin lỗi

24/11/2021 11:14 AM | Kinh doanh

Chen Man, nữ nhiếp ảnh gia chụp tấm hình gây tranh cãi về phụ nữ Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi người dân nước này.

Nhiều người đã chỉ trích Dior mô tả phụ nữ Trung Quốc theo cách giống với khuôn mẫu của phương Tây. Một số khác cho rằng sự thể hiện đó không phù hợp với vẻ đẹp điển hình ở Trung Quốc, nơi phụ nữ thường có làn da trắng và đôi mắt to.

Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Trung Quốc, Chen Man.

Người chụp bức ảnh Dior bôi nhọ phụ nữ Trung Quốc lộ diện xin lỗi - Ảnh 1.

Bức ảnh gây tranh cãi của Dior. Ảnh chụp màn hình: Xiaohongshu

Một bài báo đăng trên tờ China Women's News lưu ý rằng, những bức ảnh như vậy của Dior cho thấy sự “kiêu hãnh và định kiến” của các thương hiệu phương Tây về thẩm mỹ và văn hóa của họ, và cũng phản ánh ý đồ bôi nhọ hình ảnh phụ nữ Trung Quốc.

Ngay sau khi gây xôn xao, phía Dior đã gỡ bức ảnh khỏi các nền tảng mạng xã hội còn phía Chen Man thì cũng chính thức lên tiếng xin lỗi vì sản phẩm của mình. Cô cho biết: “Tôi tự trách mình vì sự ngây thơ và thiếu hiểu biết trong những năm đầu khi khái niệm nghệ thuật chưa thành hình. Tôi sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc. Tôi yêu quê hương sâu sắc. Tôi cũng ghi nhớ rằng với tư cách là nghệ sĩ, tôi phải gánh vác sứ mệnh ghi lại và truyền tải văn hóa Trung Quốc. Tôi gắn bó với mục tiêu thể hiện văn hóa đất nước thông qua các tác phẩm của tôi”.

Về phía Dior, thương hiệu xa xỉ này nói rằng rất tôn trọng cảm xúc của người dân Trung Quốc và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp, quy định của nước này. Hãng cũng đồng thời cam kết nghiêm túc với người tiêu dùng đất nước tỷ dân.

Người chụp bức ảnh Dior bôi nhọ phụ nữ Trung Quốc lộ diện xin lỗi - Ảnh 2.

Nhếp ảnh gia Chen Man. Ảnh: Chenmaner


Chen Man, 41 tuổi được biết đến là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang hàng đầu của Trung Quốc và đã chụp ảnh cho rất nhiều hãng thời trang quốc tế, tạp chí và siêu sao toàn cầu bao gồm Victoria Beckham. Phong cách ảnh ban đầu của Chen Man là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tạo ra hiệu ứng thị giác khác biệt. Đây được coi là khởi đầu thuận lợi để cô được biết đến nhiều hơn. Ngoài ra, ở Chen Man còn có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại như là cách làm mới mẻ trong giới nhiếp ảnh gia Trung Quốc.

Ngoài bức ảnh mới nhất gây tranh cãi này, nhiều người còn tìm lại các các phẩm cũ của cô cũng có nội dung tương tự, như bức ảnh “Đội thiếu tiên và đập Tam Hiệp” chụp năm 2008 hay bộ 12 bức “Trung Quốc Thập nhị sắc" ra mắt năm 2012.

Phương Kim

Cùng chuyên mục
XEM