Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội

26/05/2023 18:29 PM | Sống

Vì gia chủ không chịu di dời, dự án đường sắt cao tốc quốc gia trị giá khoảng 126.000 tỷ đồng của đất nước tỷ dân bị trì hoãn suốt 2 năm.

Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội - Ảnh 1.

Những năm gần đây, tại làng Đường Giác, thành phố Lê Lý, huyện Ngô Giang, Giang Tô, Trung Quốc, có một ngôi nhà đinh vô cùng nổi tiếng. Theo trang Sohu, vì sự di dời chậm trễ của ngôi nhà  này mà dự án trọng điểm trị giá gần 38 tỷ NDT ( khoảng 126.000 tỷ đồng) của đất nước tỷ dân bị chậm trễ mất 2 năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Ngôi nhà cứng đầu nhất Giang Tô

Chủ của ngôi nhà này là một người phụ nữ họ Trương. Chồng bị tai nạn mất sớm, một mình bà Trương phải gồng gánh nuôi 2 con ăn học. Sau này, khi các con trưởng thành đều lần lượt mua nhà ở thành phố và ổn định cuộc sống. Chỉ có bà Trương vốn đã quen với cuộc sống ở quê nên vẫn ở lại và tự mình xây một ngôi nhà nhỏ khang trang hơn trước để sinh sống.

Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội - Ảnh 2.

Năm 2020, Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Thượng Hải - Tô Châu - Hồ Châu do thành phố Thượng Hải và 2 tỉnh Tô Châu và Chiết Giang cùng lên kế hoạch xây dựng với chi phí gần 38 tỷ NDT bắt đầu được triển khai và dự tính sẽ được đưa vào sử dụng  năm 2024.

Việc hoàn thành dự án này không chỉ giúp cải thiện cách bố trí mạng lưới giao thông ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển tổng hợp của kinh tế và xã hội khu vực.

Theo kế hoạch, tuyến đường sắt dài 163,54 km với 8 nhà ga này sẽ đi qua làng Đường Giác (thuộc tỉnh Giang Tô) và các hộ dân trong ngôi làng này đều thuộc diện phải di dời. Phương án bồi thường được đưa ra là bên cạnh tiền đền bù, bên xây dựng sẽ trả thêm một khoản trợ cấp phá dỡ cho những ngôi nhà tái định cư dựa trên nhân khẩu của mỗi gia đình.

Dẫu vậy, khi tất cả các hộ dân trong làng đã chuyển đi hết, gia đình bà Trương vẫn kiên quyết ở lại vì không hài lòng với khoản tiền đền bù này. Theo bà Trương, với ngôi nhà mới được làm theo kiến trúc phương Tây, bà muốn được đền bù 200.000 NDT/m2 và khẳng định với chủ đầu tư rằng nếu không được nhận 200 triệu NDT, bà sẽ không chuyển đi. Tuy nhiên, yêu cầu này của bà Trương là không hợp lý.

Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội - Ảnh 3.

Các các bộ liên quan đã nhiều lần đến thương lượng, kiên nhẫn giải thích rằng tiền đền bù đều thực hiện theo các tiêu chuẩn đã đề ra, không thể tự ý thay đổi. Hơn nữa, ngôi nhà của bà Trương khi xây dựng cũng chưa xin phép các cơ quan liên quan nên bị xem là xây dựng bất hợp pháp. Do đó, việc tăng tiền đền bù là không thể.

Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn không chấp thuận. Sau khi tìm hiểu kỹ về dự án, bà Trương biết ngôi nhà của mình nằm ở vị trí mà tuyến đường sắt cao tốc đi qua. Nếu bà không chuyển đi, dự án này chắc chắn sẽ bị “tê liệt”. Nắm được lợi thế này, khi chủ đầu tư tiếp tục tìm đến thương lượng, bà đã đưa ra giá bồi thường cao gấp 4 lần trước đó khiến sự việc càng ngày càng căng thẳng.

Chuyển đi vì không chịu được áp lực từ dư luận

Theo Sohu, để triển khai dự án này một cách thuận lợi, đơn vị thi công đã lên kế hoạch từ năm 2016. Từ các tài liệu bằng văn bản cho đến khi bắt đầu tiến hành dự án, Cục 19 Đường sắt Trung Quốc đã dành bốn năm để chuẩn bị và việc xây dựng phải đến năm 2020 mới chính thức được khởi công.

Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội - Ảnh 4.

Tuy nhiên, vì bà Trương không muốn thỏa hiệp nên việc thực hiện dự án đường sắt cao tốc bị đình trệ suốt 2 năm trời. Thậm chí, người phụ nữ này còn dựng hàng rào cao 1m quanh nhà, thả chó cắn bất cứ ai dám đột nhập.

Trước tình hình đó, đội thi công đã phải tiếp tục công việc bằng cách tiến hành xây dựng từ 2 phía. Cũng vì thế mà ngôi nhà của cô Trương phải chịu cảnh bị khói bụi và đất cát bao quanh mỗi ngày.

Khi bức tường bên ngoài đã bị dỡ bỏ, vì sự an toàn của bản thân, người phụ nữ này lắp đặt các thiết bị thăm dò giám sát xung quanh nhà để đề phòng tai nạn.

Ngôi nhà “mắc kẹt” giữa đại dự án hơn 126.000 tỷ đồng vì muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng: Khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, bị dư luận lên án dữ dội - Ảnh 5.

Theo luật, vì nhà bà Trương xây dựng bất hợp pháp nên có thể bị cưỡng chế phá bỏ. Tuy nhiên vì lý do nhân đạo nên tòa án vẫn quyết định giữ lại ngôi nhà để tiếp tục đàm phán. Dẫu vậy, việc thực thi pháp luật "nhân đạo" này lại khiến bà Trương có những yêu cầu vô cùng quá đáng. Chỉ đến khi vụ việc được lan truyền trên mạng và làn sóng chỉ trích càng nhiều thì người phụ nữ này mới thay đổi quyết định.

Theo đó, hành vi ngoan cố của bà Trương bị cho là tham lam và gây cản trở sự phát triển của xã hội. Dưới áp lực của nhiều bên, bà Trương cuối cùng đã chịu nhượng bộ và chủ động tìm đến văn phòng phá dỡ thông báo sẽ chuyển đi.

Về khoản bồi thường, bà Trương cho biết sẽ nhận tiền đền bù theo quy định trước đó. Dự án trị giá gần 38 tỷ NDT cuối cùng cũng được tiếp tục triển khai.

(Theo Sohu)



Theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM