Nghiên cứu tâm lý học: Người hướng nội mang lại cho người khác cảm giác an toàn

23/12/2020 08:19 AM | Sống

Trên thực tế, cả người hướng ngoại và những người có đặc điểm khác đều có những khuyết điểm riêng về tính cách, và bản thân họ cũng ngưỡng mộ một vài tính cách ở những người hướng nội. Không ai là hoàn hảo, mỗi tính cách đều có ưu nhược điểm riêng, người hướng nội cũng có thể mang lại sự an toàn cho những người xung quanh như trung thực, thấu hiểu, bao dung…

Trong vài năm làm nghề tư vấn tâm lý, tôi đã tiếp xúc với nhiều người hướng nội, rất nhiều người trong số họ đều muốn mình trở nên hướng ngoại, vui vẻ hơn và muốn trở nên hoàn thiện hơn. Nhưng trên thực tế, cả người hướng ngoại và những người có đặc điểm khác đều có những khuyết điểm riêng về tính cách, và bản thân họ cũng ngưỡng mộ một vài tính cách ở những người hướng nội. Không ai là hoàn hảo, mỗi tính cách đều có ưu nhược điểm riêng, người hướng nội cũng có thể mang lại sự an toàn cho những người xung quanh như trung thực, thấu hiểu, bao dung…

Người hướng nội: sự thật thà bẩm sinh, khiến người khác có thiện cảm

Làm người đừng đánh mất uy tín, bạn bè chơi với nhau cũng đừng để mất lòng tin, đây là tiêu chí cơ bản nhất trong giao tiếp xã hội. Trung thực là phẩm chất cơ bản của con người, là nền tảng của sự tin cậy lẫn nhau và giao tiếp thân thiện giữa mọi người. Mọi người đều thích làm việc và kết giao với những người trung thực và tử tế. Bởi vì nó khiến người khác cảm thấy an toàn và không phải lo lắng về việc mình bị phản bội. Và bản thân những người hướng nội sự thật thà từ trong trứng nước, họ luôn thắng được lòng tin của người khác. Trong kết giao bạn bè, người hướng nội luôn đối xử chân thành với người khác, họ nói thật, làm thật và trung thực, họ hầu như không bao giờ giả dối hay không ngờ vực bạn bè của mình.

Làm người vì sao phải chân thành?

Vì có chân thành mới có được tin tưởng. Trung thực, chân thành là nền tảng đầu tiên của mọi mối quan hệ, và đây vừa hay lại là ưu điểm của người hướng nội.

Nếu đó đã là ưu điểm, vậy thì bạn cần tận dụng nó sao cho thật tốt. Thiết lập và duy trì mạng xã hội của riêng mình là điều mà nhiều người hướng nội mong muốn, vậy làm thế nào để duy trì mạng lưới của riêng mình? Cách tốt nhất là luôn duy trì sự trung thực, chân thật, đừng ngại nói ra những lời khen ngợi người khác và bày tỏ tình yêu thương của mình nhiều hơn.

Không vụ lợi, không ích kỷ, không tính toán, chân thành trong lời nói và việc làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đây chính là một nét phẩm chất rất đáng quý của người hướng nội. Họ hiểu rằng giá trị của sự trung thực lớn hơn gấp ngàn lần lợi ích từ sự lừa dối.

Nghiên cứu tâm lý học: Người hướng nội mang lại cho người khác cảm giác an toàn - Ảnh 1.

Người hướng nội: một trái tim bao dung với người khác

Người hướng nội thường có xu hướng tập trung ánh mắt vào bản thân, khi phát hiện ra điểm yếu trong tính cách, họ sẽ cau mày, sợ người khác không hiểu nên họ không thể bao dung với chính mình, nhưng cũng chính vì nhiều lần phải suy ngẫm về những khuyết điểm của bản thân, nên nó khiến họ bao dung hơn với những người khác.

Một cặp vợ chồng thường nọ thường có thái độ hoàn toàn trái ngược nhau đối với môi trường xung quanh, ngay cả khi cùng nhau gặp chuyện, hai người vẫn có những quan điểm rất khác nhau.

Ví dụ, họ cùng đi dự một bữa tiệc tối, hai người đã mô tả tình huống đêm đó, nhưng đánh giá và cảm nhận của họ lại khác rất xa nhau.

Nếu theo như lời người vợ kể thì đó là một bữa tối "khủng khiếp" nhất mà họ từng tham dự, cô than phiền đồ ăn kém, khách nhàm chán, chủ nhà không thèm chú ý tới họ, một buổi tối vô vị.

Trong khi thái độ của người chồng lại hoàn toàn ngược lại, "lúc đó tôi rất vui", anh vui vẻ nói kể lại, "bữa tối đó thật sự rất tuyệt! Tất cả các vị khách đều rất thú vị, các món ăn tuyệt vời và chủ nhà rất chu đáo!"

Có phải họ đang nói về cùng một bữa tối không? Rõ ràng là đúng, nhưng thái độ của cặp đôi đối với môi trường xung quanh là khác nhau, vì vậy có sự khác biệt đáng kể trong cảm nhận của họ về cùng một sự kiện. Một trong hai người chỉ tập trung vào sự không hài lòng của họ với môi trường, họ phàn nàn và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh suốt đêm, vì vậy tất cả những gì họ thấy chỉ là lỗi; người còn lại trong trạng thái vui vẻ, tận hưởng môi trường và vô cùng lạc quan.

Thứ rộng lớn nhất trên thế gian là biển cả, rộng hơn biển cả là bầu trời, rộng hơn bầu trời chính là lòng người.

Có người cho rằng, bao dung là biểu hiện của sự nhu nhược, nhưng khoan dung mà bị cho là nhu nhược thì nó lại không phải là sự bao dung thực sự. Bao dung là một cảnh giới sống, và là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng nên rèn luyện, và càng cần phải bồi dưỡng thì mới có được.

Nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng: bao dung ở mức độ thích hợp, có ích cho việc cải thiện các mối quan hệ cá nhân và tạo nên một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tâm lý. Kiểu bao dung này là việc áp dụng "chính sách sỉ nhục" phù hợp đối với lỗi lầm của con cái hoặc của người khác trong cuộc sống, công việc và học tập, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mở rộng, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn và tránh hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều sự thật đã chứng minh rằng không thể bao dung với người khác đồng nghĩa với việc tự làm tổn thương mình. Những người quá đòi hỏi ở người khác hoặc bản thân nhất định sẽ rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng.

Bao dung là quên mình, kiên nhẫn và sáng suốt. Nếu bạn nhìn thế giới với góc nhìn bao dung, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập ánh nắng và hạnh phúc. Học cách khoan dung không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, mà còn giúp có được những mối quan hệ tình bạn lành mạnh, duy trì hòa thuận gia đình, hôn nhân hạnh phúc và thậm chí thành công trong sự nghiệp. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, hãy bao dung hơn với con cái, với vợ/chồng, với cha mẹ, hay với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với khách hàng, với bệnh nhân... Sự khoan dung, nó thường phản ánh kinh nghiệm trong đối nhân xử thế và cả sự tu dưỡng hay đạo đức, bản lĩnh của một người, và đây vừa hay cũng là một điểm mạnh của người hướng nội.

Khoan dung với người khác không có nghĩa là yếu đuối, cũng không phải là sự bất lực khi đối mặt với thực tế. Trong quãng đường ngắn ngủi của cuộc đời, học cách khoan dung có nghĩa là đang cho tâm trí bạn cơ hội để hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu tâm lý học: Người hướng nội mang lại cho người khác cảm giác an toàn - Ảnh 2.

Người hướng nội: giỏi lắng nghe người khác, cho người khác sự tôn trọng

Học cách lắng nghe đúng cách không chỉ là tôn trọng người khác mà còn là một biểu hiện cho thấy bản ngã của bản thân. Muốn trở thành một người được yêu mến trong các tình huống xã hội, chỉ có một cách, đó là học cách lắng nghe người khác trước, lắng nghe nhiều hơn và nói ít lại.

Người hướng nội thể hiện rất tốt về mặt này, đây là một ưu điểm mà người hướng ngoại khó nắm được, khi trò chuyện với người khác, người hướng nội sẽ trở thành một người lắng nghe rất giỏi. Mặc dù điều này là do cơ chế tâm lý của người hướng nội, nhưng kết quả của việc lắng nghe là người hướng nội có thể nắm bắt chính xác hơn trọng tâm cuộc trò chuyện của đối phương và học được lợi thế tư duy mà đối phương thể hiện ra trong cuộc trò chuyện.

Trong toàn xã hội, hầu hết những người thành công đều giỏi lắng nghe, tất nhiên, trong quá trình lắng nghe, họ không phải là kiểu "đàn gảy tai trâu" mà là lắng nghe bằng con tim. Trong quá trình lắng nghe, họ không ngừng thu thập sở thích và đam mê của đối phương, hiểu tính khí của họ, từ đó đưa ra một số quan điểm phù hợp vào thời điểm thích hợp. Hành động của họ thắng được thiện chí của người khác, và vì vậy mà được họ đánh giá cao và công nhận.

Đặc biệt hãy chú ý khi đối thoại với lãnh đạo cấp trên, ngôn ngữ của lãnh đạo là mang tính chất suy đoán nhiều nhất. Ví dụ, không lâu sau khi bạn đến một công ty, lãnh đạo tìm tới bạn và nói chuyện: "Cậu đến công ty chưa được bao lâu nhưng hiệu quả công việc lại rất tốt, cậu có dự định gì cho tương lai?" Một câu rất đơn giản nhưng lại chứa đựng ý đồ của lãnh đạo: họ đang muốn thăm dò thái độ của bạn trong công việc. Nếu bạn thẳng thắn nói về lý tưởng và hoài bão của mình, lãnh đạo của bạn sẽ nghĩ rằng bạn quá ngây thơ và thiếu sự sắc sảo; nếu bạn nói về lý tưởng nghề nghiệp của mình mà không liên quan đến công ty, sếp của bạn sẽ hiểu rằng bạn chỉ đang sử dụng công ty làm bàn đạp, một khi có cơ hội, bạn sẽ bay xa, và không có kế hoạch phát triển lâu dài ở công ty…

Tựu chung lại thì, lắng nghe là tiền đề của nói chuyện, lắng nghe hiệu quả là cầu nối giữa trái tim của đôi bên, chỉ khi lắng nghe hiệu quả, bạn mới có thể hiểu được ý của người khác, hiểu được tâm tư và tính cách của người khác, từ đó kê đơn thuốc phù hợp, nói ra những điều người khác thích nghe.

Nghiên cứu tâm lý học: Người hướng nội mang lại cho người khác cảm giác an toàn - Ảnh 3.

Lắng nghe là nghệ thuật trò chuyện tuyệt vời nhất. Lắng nghe sẽ không bao giờ bán đứng điểm yếu của bạn, học cách lắng nghe có thể làm tăng mức độ được yêu mến của bạn. Kẻ thù chúng ta tạo ra vì lời nói nhiều hơn nhiều so với những người bạn mà chúng ta quen được vì hành động. Đối với nhiều người, họ sẽ hạnh phúc khi tìm được một người biết lắng nghe những rắc rối của họ, hơn là tìm được một đối tác tán gẫu tâm đầu ý hợp.

Rất nhiều khi, tìm kiếm một ai đó để trò chuyện không gì khác hơn là mong muốn tìm được đôi tai biết cách lắng nghe, có thể trút bỏ nỗi buồn và sự bất bình trong lòng. Vì vậy, người hướng nội hãy sử dụng những ưu điểm của bản thân, vì bạn là người rất giỏi trong việc lắng nghe.

Tính cách hướng nội không phải là khuyết điểm, giỏi phát hiện ưu điểm tính cách của bản thân, biết tổng kết bản thân, phát hiện ưu điểm của bản thân, có như vậy bạn mới thực sự trở thành người tự tin!

Thiên Vy

Cùng chuyên mục
XEM