Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao?

24/12/2019 09:09 AM | Xã hội

Trong các nước công nghiệp hóa, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ gia đình đơn thân cao nhất. Nhiều trường hợp trong số các ông bố hoặc bà mẹ của gia đình đơn thân có thu nhập thấp. Họ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng con trẻ.

Đất nước thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em

Nhật Bản là quốc gia tân tiến, nhưng lại không phải đất nước chăm sóc tốt cho các "mầm non". Họ cực thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em. Ngay cả giữa Thủ đô Tokyo vẫn có khoảng 5400 trẻ em tuổi mẫu giáo chưa được sắp xếp vào các nhà trẻ do thiếu chỗ.

Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 1.

Có khoảng 2,34 triệu hộ ở Nhật là gia đình đơn thân thu nhập thấp

Tại Nhật Bản, hầu hết các cặp vợ chồng tuổi lao động đều gặp khó khăn trong việc vừa chăm sóc con cái vừa đi làm. Các "sếp" ở Nhật đều siêu "gắt", chỉ cần nhân viên lỡ đến muộn là phạt nặng liền. Nam nữ độc thân Nhật Bản ngại kết hôn cũng một phần vì sự nghiệp. Có tới 23,37% nam giới và 14,06% nữ giới ở đất nước Mặt trời đã sang tuổi 50 mà vẫn chưa lấy vợ/chồng.

Vào năm 2017, chính phủ Nhật từng chi hẳn 2000 tỷ yên (khoảng 417.823 tỷ VNĐ) để mở thêm các trường mầm non miễn/giảm phí cho trẻ em từ 3-5 tuổi thuộc diện gia đình nghèo. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn chưa giải quyết được vấn đề chăm sóc trẻ em trên cả nước. Nhiều trong số trẻ em Nhật Bản là con cái của gia đình đơn thân (chỉ có bố hoặc mẹ, đa phần là bà mẹ đơn thân), thu nhập thấp. Họ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng con.

Cha mẹ đơn thân "đầu tắt mặt tối", không lo nổi cơm nước cho con cái

Yahagi Madoka, bà mẹ đơn thân 30 tuổi, có con gái mới lên 7. Madoka là nhân viên bán thời gian, làm việc trong một nhà kho phân phối, lương 120.000 yên/tháng (khoảng 25,4 triệu vnđ), phúc lợi 65.000 yên/tháng (khoảng 13,7 triệu vnđ).

Với tổng thu nhập 185.000 yên/tháng (khoảng 39,1 triệu vnđ), Madoka tốn 165.000 yên cho tiền thuê nhà, bảo hiểm, phí điện thoại và các khoản nộp bắt buộc khác. Cô chỉ còn đúng 20.000 yên (khoảng 4,2 triệu vnđ) để làm tiền mua thức ăn cho 2 mẹ con.

Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 2.
Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 3.
Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 4.

Các bà mẹ đơn thân nghèo của Nhật Bản "đầu tắt mặt tối" mỗi ngày, con cái thì thiếu tự tin

Tại chỗ làm, Madoka phải di chuyển kiểm kê hàng hóa liên tục. Ước tính mỗi ca, cô "đi bộ" chừng 20.000 bước. Chỉ "sai một li" cũng đủ mất việc, nên Madoka luôn trong tình trạng tập trung cao độ. Vừa tan tầm, vội vã đón con gái từ cơ sở chăm sóc trẻ em ngoài giờ hành chính. Khoảng 6:30 tối, Madoka mới về đến nhà. Cô mệt đến nỗi không cả muốn ăn chứ đừng nói là nấu nướng.

Tương tự với Wakasa Ayaka, bà mẹ đơn thân sống tại Tokyo. Ayaka ly hôn vào năm 2007, mang theo con trai 2 tuổi. Cô chỉ là nhân viên bán thời gian, thu nhập cực thấp nên không cách nào chi trả nổi tiền ăn học của cậu bé.

Năm 2016, ở tuổi 11, con trai của Ayaka buộc phải tạm nghỉ học. Hiện tại, cậu bé đã 14 tuổi, có thể đỡ đần mẹ nhiều việc nhà, ngoan ngoãn theo học lớp miễn học phí. Ayaka rất cảm kích nhưng vẫn không thể ngừng lo lắng.

Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Matsumoto Miki, nhân viên nhà hàng cũng không khá khẩm hơn. Cô là mẹ đơn thân của 2 con trai, đứa lớn mới được 8 tuổi. Mặc dù Miki may mắn được làm việc trong một môi trường dễ chịu, lương cao, phúc lợi tốt, song cô vẫn gặp rắc rối trong việc vừa chăm con vừa đi làm.

Một trong 2 con trai của Miki mắc chứng chậm phát triển nhẹ. Cậu bé được trợ cấp xã hội hỗ trợ một phần, nhưng cũng chỉ đến năm 18 tuổi. Miki luôn lo không biết sau này, liệu cậu bé có thể tự lao động, nuôi sống bản thân.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tổng số hộ đơn thân có thu nhập trung bình, thấp trên cả nước là 2,34 triệu người. Những hoàn cảnh khó khăn như Madoka, Ayaka, Miki xuất hiện ở mọi nơi.

Phụ thuộc vào 3700 nhà ăn tình thương trên cả nước

Trong thế giới "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", không tiền cũng kéo theo nỗi tự ti. Con cái của các gia đình đơn thân nghèo khó tránh khỏi cảm giác mất tự tin khi đối diện với người khác. Dù vậy, các cha mẹ đơn thân cũng chẳng còn sức lực mà lo nghĩ đến vấn đề này. Nội việc làm sao kiếm đủ tiền chi tiêu hàng tháng cũng đã khiến họ kiệt quệ.

Trước thực trạng đáng ngại trên, nhiều tổ chức hỗ trợ trẻ em, cộng đồng đã vào cuộc. Họ xây dựng nhà ăn phục vụ cho trẻ em trên khắp cả nước. Có đến khoảng 3700 nhà ăn tình thương ở Nhật Bản. Chúng cung cấp thức ăn miễn phí hoặc giá siêu rẻ cho trẻ em nghèo.

Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 6.

Ở Nhật Bản, các nhà ăn tình thương này được gọi là "Căn-tin cho Trẻ em" (Children’s Cafeteria). Con cái của các gia đình đơn thân có thể đến đây, dùng bữa với các bạn bè cùng hoàn cảnh. Các bà mẹ đơn thân cũng có thể ghé tiệm, xin đồ ăn mang về nhà cho con em. Ngoại trừ ăn uống, Children’s Cafeteria còn phục vụ dạy kèm. Các bé có thể vừa chơi vừa học trong lúc chờ mẹ đi làm về ghé đón.

Tại Takashimadaira, Bắc Tokyo có một Children’s Cafeteria nổi tiếng, mở cửa thường nhật, Mainichi Kodomo Shokudō. Chủ quán là Rokugō Shinji, 55 tuổi. Bà hay nhận được lời đùa "Em đến trộm thức ăn đây," của các bà mẹ nghèo trong vùng. Mainichi Kodomo Shokudō mở cửa từ 7h sáng đến 8h tối. Nó là địa điểm quen thuộc và một phần không thể thiếu đối với khoảng 800 cư dân ở Takashimadaira.

Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 7.
Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 8.
Nghịch lý khó tin của Nhật Bản: Nền kinh tế top thế giới, nhưng tại sao số trẻ em không được đi học cũng cực kỳ cao? - Ảnh 9.

Thông thường, các Children’s Cafeteria chỉ mở 2 ngày/tháng. Ngoài chúng, các gia đình đơn thân ở Nhật còn nhận được hỗ trợ từ Diễn đàn Bà mẹ Đơn thân (Single Mothers’ Forum). Tổ chức phi lợi nhuận này gửi các bưu kiện thực phẩm miễn phí giá trị từ 4000-5000 yên đến tận nhà, cho tổng cộng 1785 gia đình.

Các mặt hàng "cứu trợ" từ Diễn đàn Bà mẹ Đơn thân thường là gạo, đồ hộp, cà phê, thức ăn nhẹ… Chính nhờ có Children’s Cafeterias và Single Mothers’ Forum, cuộc sống của họ có phần dễ thở hơn.

Tham khảo: Nippon

Theo Vũ Huế

Cùng chuyên mục
XEM