Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân

12/06/2020 09:14 AM | Sống

Có câu “bị gì thì bị đừng có bị bệnh, thiếu gì thì thiếu đừng thiếu tiền”, có thể thấy sức khỏe và tiền bạc là lý tưởng chung của mỗi người. Nếu không thể có cả hai, vậy thì thà là không có tiền còn hơn là bị bệnh.

Người trưởng thành, đặc biệt là dân công sở, vì thành tích, vì thăng chức, họ tăng ca, thức khuya, gặp khách hàng, áp lực mỗi ngày, dẫn tới cảm xúc dồn ép, căng thẳng, bất lực, cơ thể mệt mỏi… Bỗng một ngày nhìn lại, sức khỏe giống như ánh đèn chỉ còn sáng được le lói, hắt hiu.

Viêm cột sống, viêm quanh khớp háng, căng cơ thắt lưng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, trầm cảm ... Một bên làm việc chăm chỉ, trả tiền nhà, nuôi gia đình, một bên lao lực quá sức nhưng vẫn phải nghiến căng chịu đựng, bởi lẽ họ không dám gục ngã.

Không ít cá nhân và gia đình trở nên nghèo khó chỉ vì bệnh tật, vậy, tại sao không "phòng còn hơn chống?" Chỉ cần bạn muốn, bạn sẽ chính là bác sỹ tốt nhất của chính mình.

1. Thay đổi quan niệm, điều chỉnh tâm thái

Tư tưởng dẫn tới hành vi, một người muốn thay đổi, phải bắt đầu thay đổi từ quan niệm. Khi mà bệnh tật đang ngày càng trẻ hóa và khó điều trị hơn, đặc biệt là khi dịch bệnh toàn cầu đang hoành hành như hiện nay, cuộc sống ngày càng trở nên mong manh và vô thường hơn. Khái niệm "phòng bệnh hơn chữa bệnh" chắc chắn sẽ đi sâu vào lòng người.

Có câu nói rằng, "tiêu một đồng giữ gìn sức khỏe, còn hơn tiêu trăm đồng chữa bệnh". Đợi đến khi bị bệnh rồi, dù có không thiếu tiền, thì ai có thể thay bạn chịu tội?

Cuốn "Hoàng đế nội kinh" có viết: "Trị bệnh vật cầu vu bản", từ trước tới nay, chúng ta thường chỉ quan tâm tới triệu chứng bệnh, rồi bỏ ra rất nhiều nỗ lực chỉ để cải thiện các triệu chứng, các chỉ số bệnh tật, nhưng "thông qua hiện tượng nhìn bản chất", đi sâu vào tìm gốc rễ gây ra bệnh tật rồi từ đó có hướng chữa trị đúng đắn, đó mới là vương đạo.

Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân - Ảnh 1.

2. Thay đổi thói quen, kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Cuốn "Hoàng đế nội kinh" cũng nói: "Cửu ngọa thương khí, cửu thị thương huyết, cửu tọa thương nhục, cửu lập thương cốt, cửu hành thương cân", ý muốn nói nằm, xem, ngồi, đứng hay đi quá lâu hoặc quá nhiều sẽ làm tổn thương tới khí huyết nội tạng và gân cốt. Thường xuyên ngồi làm việc trước máy tính trong một khoảng thời gian dài liên tục sẽ rất dễ dẫn tới các hiện tượng như chóng mặt, đau cổ và vai, căng cơ thắt lưng…

Có người nói, thói quen tốt thành tựu một đời người, thói quen xấu dẫn bạn xuống suối vàng. Chỉ khi thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt ở hiện tại, bạn mới có thể tránh được bệnh tật và phục hồi cơ thể.

Khi được hỏi về bí quyết sống lâu sống thọ, cựu Thủ tướng Anh Churchill đã nói rằng: "Lúc có thể ngồi tôi tuyệt đối sẽ không đứng, lúc có thể nằm tôi tuyệt đối sẽ không ngồi". Học cách thư giãn và nghỉ ngơi thích hợp quả thực rất quan trọng.

Trong lúc làm việc, thỉnh thoảng hãy nghỉ ngơi một lát, lắc lắc đầu, nhún nhún vai, nhìn ra xa…

Không thức khuya, không uống quá nhiều rượu, không buông hả, không tức giận, không lo lắng quá mức, không hận thừ….

Những điều này tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời hay vô ích, hãy từ bỏ tất cả các thói quen xấu và dọn đường cho sức khỏe của chính bạn.

Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân - Ảnh 2.

3. Sức khỏe là đường một chiều, vì vậy, hãy nghiêm túc đối xử thật tốt với nó

1. Trong vấn đề sức khỏe, bạn có ích hơn ông trời

Bữa sáng ăn đàng hoàng, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn vừa phải.

Nhưng con người hiện đại lại thích làm ngược lại tất cả, bữa sáng qua loa, bữa trưa ứng phó, bữa tối ăn xả láng, đây chính là nguồn gốc của bách bệnh.

Bữa sáng giống như thuốc bổ, là bữa quan trọng nhất, vì vậy, hãy ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Món ăn chủ đạo nên là rau xanh và hoa quả, bữa sáng không đủ dinh dưỡng, bữa trưa và bữa tối ăn bao nhiêu cũng không bù lại được.

2. Thói quen xấu xí nhất trên thế giới này chính là hút thuốc

Người hút thuốc, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn, bệnh tim phổi và cuối cùng là ung thư phổi.

Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân - Ảnh 3.

3. Nước là sinh mạng

Nhiều người hiện đại không biết cách uống nước, khát mới uống, nhưng, đừng đợi tới khát mới uống, bởi khi đó là cơ thể bạn đang ở mức báo động.

Mỗi ngày 8 cốc nước, chia thời gian ra để bổ sung là ok.

8 ly trà có được không? Trà không được, nước ngọt cà phê cũng không thể thay thế nước. Nếu có uống trà cũng hãy uống trà loãng, đừng uống trà đặc.

4. Con người, không chết già, không chết bệnh, mà là tức chết

Cuốn "Hoàng đế nội kinh" viết rằng "bách bệnh sinh ra vì nóng nảy, tức giận".

Đừng làm nô lệ của cảm xúc, hãy là chủ nhân của nó, hãy kiểm soát cảm xúc, đừng để nó chi phối bạn. Nhớ rằng, cảm xúc chính là chỉ huy của sự tức giận.

Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân - Ảnh 4.

5. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ dễ sinh bệnh

Một số chuyên gia tin rằng 70% bệnh tật của con người đến từ gia đình, 50% bệnh ung thư của mọi người cũng đến từ gia đình, nhỏ thì ngày nào cũng cãi, lớn thì dăm ba bữa làm một trận. Tôi từng đọc được một báo cáo rằng tuổi thọ của những người ly dị và góa bụa là khá ngắn, và điều này có cơ sở khoa học.

Vậy làm thế nào để gia đình hòa thuận? Hãy nhớ kĩ 4 điều sau:

1. Tôn trọng người lớn tuổi

2. Giáo dục con cái tốt

3. Xử lý tốt quan hệ vợ chồng

4. Vợ chồng phải quan tâm, yêu thương nhau, đây là điều mấu chốt.

6. Khỏe mạnh mỗi ngày và 7 điều cần làm

Ăn đàng hoàng 3 bữa.

Ngủ đủ 8 tiếng.

Vận động ít nhất nửa tiếng.

Cười tươi.

Đại tiện.

Gia đình hòa thuận, vui vẻ.

Không hút thuốc, không uống rượu.

Khỏe mạnh bắt đầu mỗi ngày, mỗi ngày khỏe mạnh, cả đời khỏe mạnh.

Bạn chính là bác sỹ tốt nhất của chính mình, có sống lâu sống thọ được hay không, tất cả là ở bạn.

Regina

Cùng chuyên mục
XEM