Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật

01/07/2018 18:10 PM | Sống

Hệ thống đường sắt của Nhật Bản phải nói là không thể chê vào đâu được. Chính vì thế mà gần như tất cả mọi người ở đây đều dùng tàu điện. Cũng chính vì điều này mà có một nghề chỉ tồn tại ở Nhật: nghề đẩy người vào tàu điện ngầm!

Nghề "đẩy người lên tàu": một nghề đậm chất Nhật Bản

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 1.

"Oshiya" hay còn gọi là "thợ đẩy" đang cố gắng nhồi nhét càng nhiều người vào toa tàu càng tốt vào giờ cao điểm năm 1967

Vào giờ cao điểm ở Nhật, các tiếp viên đường sắt còn được gọi là "oshiya", hay "thợ đẩy", sẽ làm một việc kì quái nhất trên đời - đẩy hành khách vào các toa tàu. Điều không thể tránh khỏi là nhiều hành khách muốn đến địa điểm làm việc của mình đúng giờ là phải chịu sự gò bó khi chèn ép nhau bên trong tàu.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 2.

Các "thợ đẩy" thời hiện đại

Cũng ở Nhật, nếu như bạn tự sát bằng cách nhảy ra trước đầu tàu đang tới, công ty đường sắt có thể kiện gia đình bạn và bắt bồi thường chi phí làm sạch tàu, những tổn thất do trễ giờ tàu và danh tiếng của họ bị thiệt hại do cái chết mà bạn mang lại.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 3.

Cảnh thường ngày ở Nhật

Nếu tàu trễ giờ 5 phút, tiếp viên đường sắt sẽ quỳ xuống xin lỗi từng hành khách trên tàu và gửi cho hành khách một "phiếu trễ giờ" để họ có thể đưa ra tại trường học hoặc nơi làm việc nếu họ đến muộn. Và nếu trễ hơn thế nữa, chuyến tàu đó sẽ được lên hẳn bản tin.

Năm 2012, nhiếp ảnh gia người Hong Kong Michael Wolf đã chụp lại một bộ ảnh mang tên Tokyo Compression (tạm dịch Sức ép Tokyo) khi anh chụp lại những biểu cảm kinh hoàng và đau đớn của những hành khách trên tàu khi mặt họ bị ép vào cửa kính.

Những bức ảnh này đã thể hiện được sự kinh khủng và xấu hổ của những người trên tàu điện ngầm.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 4.

Một bức ảnh trong bộ ảnh mang tên "Sức ép Tokyo"

Cơ thể của mọi người được nhồi chặt đến mức gần như không ai có thể nhúc nhích được. Những người thấp bé thì có nguy cơ bị ngạt thở bởi quần áo của những người khác. Muốn xuống đúng ga mình cần đòi hỏi bạn phải có sức mạnh và ý chí kiên cường, ngoài ra nguy cơ cháy nổ và cấp cứu là vấn đề vô cùng lớn.

Tàu điện ngầm cũng là mảnh đất màu mỡ cho bọn móc túi và bọn sàm sỡ.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 5.

Một bức ảnh trong bộ ảnh mang tên "Sức ép Tokyo"

Khi các "thợ đẩy" lần đầu tiên đến hệ thống Shinjuku của Tokyo, họ được gọi là "trợ lý sắp xếp hành khách" và thường là các sinh viên làm part-time. Ngày nay, không còn các thợ đẩy chuyên dụng. Những nhân viên nhà ga và cả công nhân đường sắt làm ngoài giờ đã làm nhiệm vụ này trong giờ cao điểm.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 6.

Một bức ảnh trong bộ ảnh mang tên "Sức ép Tokyo"

Mặc dù là một hiện tượng phổ biến ở Nhật, nhưng "thợ đẩy" trong các ga tàu điện ngầm lại là phát minh của thành phố New York cách đây gần một thế kỉ. Họ có vẻ không có cảm tình lắm bởi vì họ nổi tiếng đẩy các hành khách một cách đầy thô bạo. Những người "thợ đẩy" này còn được gọi với một cái tên thân thương khác là "người đóng hộp cá ngừ".

Sự thô bạo của họ đôi khi còn được lên sóng truyền hình quốc gia với dòng tiêu đề : "Người giữ đầu hành khách".

Vậy công việc của một "thợ đẩy" ở ga tàu điện ngầm Tokyo là như thế nào?

Việc chính của họ không phải là nhồi người ta vào các toa tàu. Họ cần phải đảm bảo sự an toàn cho hành khách và báo hiệu cho người lái tàu rằng đã đến lúc an toàn để khởi hành. Tuy nhiên vào giờ cao điểm thì họ giúp người ta lên được tàu.

Việc nhồi nhét trên tàu thường phải có sự xuất hiện của hai yếu tố: Quá nhiều hành khách và quá ít tàu.

Nghề nhồi người lên tàu điện ngầm - công việc mang đậm nét văn hóa Nhật và cũng chỉ có ở Nhật - Ảnh 7.

Không đông không phải tàu điện ngầm Nhật Bản

Bạn phải được đẩy mạnh nếu bạn là một hành khách muốn lên tàu, và mọi thứ ở Nhật đều có hai cách để làm: cách lịch sự và cách thô lỗ.

Khi cửa tàu sắp đóng và dường như không có thể nhồi thêm được ai nữa, nếu có ai đó nói: "Vẫn còn chỗ cho một (hoặc 10) người nữa", và tất cả sẽ ùa lên tàu. Đó là lúc các "thợ đẩy" làm công việc của mình.

Và một mẹo nhỏ giúp bạn không bị ngạt thở trên tàu là ngay sau khi qua cửa, hãy cố gắng đi về phía bên trái hoặc bên phải. Phần giữa của toa tàu sẽ vẫn đông nhưng ít nhất là bạn vẫn có thể thở được.

Nguồn: reckontalk

Theo TRUÊ SPIDERUM

Cùng chuyên mục
XEM