Tôi không tin có bất cứ loại bằng cấp nào là 'vô dụng'

12/11/2014 08:32 AM | Nghề nghiệp

Điều đáng sợ nhất là khi chi thật nhiều tiền vào học một ngành mà mọi người cho là vô dụng. Mặc dù vậy, với tư cách là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhiều năm nay, tôi không tin bất cứ bằng cấp nào là “vô dụng”.

Con trai một người bạn của tôi có khả năng làm nhạc sỹ thiên bẩm và gần đây anh này đã được tuyển vào một trong những trường dạy nhạc danh giá nhất tại Mỹ. Một lần bạn của tôi tới thăm con tại phòng học thanh nhạc ở trường và biết được rằng những giai điệu tuyệt vời trên sân khấu vốn là kết quả của rất nhiều quy luật khoa học hòa trộn.

Như bất cứ một người làm cha mẹ nào, bạn của tôi rất tự hào về con trai mình. Tuy nhiên, anh không khỏi băn khoăn rằng liệu những con mình được học ở trường có thể giúp cậu xây dựng sự nghiệp, ít nhất là có thể dùng nó để kiếm được tiền chi tiêu trong cuộc sống hay xa hơn là giúp đỡ cha mẹ mình không.

Thực tế, không chỉ bạn của tôi mà với nhiều người, điều đáng sợ nhất là khi chi thật nhiều tiền vào học một ngành mà mọi người cho là vô dụng. Mặc dù vậy, với tư cách là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhiều năm nay, tôi không tin bất cứ bằng cấp nào là “vô dụng”.

Nếu không thể nhìn thấy giá trị từ một ai đó – người có khả năng mang lại sự hài hòa cho tổ chức của mình thì tôi thật sự là một nhà tuyển dụng tồi. Và tôi đang để mất cơ hội mang lại khả năng tư duy và tiềm năng đổi mới cho doanh nghiệp của mình.

Nó cũng cho thấy, những ứng viên khi đi xin việc cũng phải tìm cách chứng minh những kiến thức học được đã giúp họ tăng khả năng tư duy phê phán và đem lại những cơ hội thế nào cho họ.

Đào tạo công việc và giáo dục

Lịch sử về nghệ thuật có thể là một môn học bị bỏ quên, ít nhất là trong văn hóa nhạc pop. Tuy nhiên thực tế, môn học này được định nghĩa là "việc nghiên cứu nghệ thuật trong sự phát triển và khung cảnh lịch sử của nó".

Không chỉ nghệ thuật, các ngành khác cũng vậy. Không thể phủ nhận, một ai đó có khả năng hiểu nội dung và sự phát triển mang tính lịch sử của bất kể việc gì thì chắc chắn họ sẽ học được những thứ thực tiễn hơn khi làm việc.

Cho đến bây giờ, sự kết hợp giữa đào tạo và giáo dục đang mắc phải sai lầm. Việc tin vào sức mạnh thị trường tự do và sáng tạo hơn là định nghĩa về những công việc được đào tạo đang khiến con người trở nên lỗi thời.

Mọi việc con người làm để kiếm sống không chỉ đều cần được đào tạo mà còn phải biết làm thế nào để suy nghĩ chín chắn, quan sát, tìm hiểu mô hình và chuyển tiếp suy nghĩ trong những thứ khác nhau. Nếu không có đủ cả hai yếu tố này thì họ sẽ bị đảo thải hoặc các công ty cuối cùng cũng sa thải họ.

Những phẩm chất này có thể được phát triển trong rất nhiều nơi khác nhau, và trường học là một trong những nơi như vậy. Như tác giả Walter Isaacson đã nói: “Chúng tôi cần kỹ sư và nhà khoa học máy tính, nhưng chúng tôi cũng cần một người hiểu làm người nghĩa là như thế nào”.

Vượt qua trở ngại

Gạt những vấn đề trên sang một bên, nếu bạn là người có bằng cấp, cái mà người khác có thể không quan tâm nhưng lại không thể trở thành một nhạc sỹ hay nhà quản lý, đương nhiên bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Nhà tuyển dụng dành nhiều hay ít thời gian cho các ứng viên phụ thuộc vào việc bạn cho họ thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng thế nào đển cách bạn suy nghĩ chứ không phải những gì bạn biết. Lý do là bởi với hầu hết các ngành nghề, cách bạn nghĩ quan trọng hơn những gì bạn biết.

Đây là một vấn đề thực tế với rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp nhưng đặc biệt đúng nếu bạn dành một lượng tiền đáng kể cho việc học mà những người khác không luôn luôn nhìn nó theo một cách tích cực. Tìm ra cách để chứng minh giá trị của bạn, tư duy phê phán và năng lực doanh nhân là không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng hơn để sử dụng nó.

Viết blog, thiết kế ứng dụng hay làm tình nguyện – hãy làm một điều gì đó cho thấy bạn có nhiều hơn một tấm bằng và những gì học được thực sự mang lại cho bạn kỹ năng giúp người khác có thể tìm ra giá trị con người bạn.

Bài viết trên là chia sẻ của Dustin McKissen - Phó chủ tịch First Resource, một công ty tư vấn quản lý, phát triển kinh tế, chính sách công tại Mỹ.

>> Liệu theo đuổi bằng cấp có giúp bạn thành công hơn?

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM