Tâm sự của điệp viên CIA: 'James Bond' đời thực phải làm việc như nhân viên sale

20/03/2014 11:22 AM | Nghề nghiệp

Làm điệp viên giống 'làm sale' hơn là James Bond.

Nội dung nổi bật: Cựu nhân viên CIA tâm sự:

- Nghề điệp viên giống làm sale ở chỗ: cũng "đọc vị" đối tượng, dẫn dắt thuyết phục và "chốt sale", thay vì "bán được hàng" thì điệp viên "lấy thông tin".

- Không cần rượt đuổi bằng xe, đấu súng khốc liệt như trong Hollywood, bị lộ thôi cũng đã mệt rồi.


Cùng là những nhiệm vụ như xông pha mạo hiểm, thu thập tình báo có giá trị cho lãnh đạo quốc gia, nhưng cuộc sống của một nhân viên CIA trong đời thực khác xa những thứ "hoành tráng" ta hay thấy trên phim ảnh.

Làm điệp viên giống "làm sale"

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Pursuit của Mỹ, cựu nhân viên CIA Lindsay Moran đã tiết lộ làm điệp viên thực chất khác xa với James Bond mà có vẻ giống với... nhân viên làm sale hơn.

Moran nói: "Các khóa tập huấn kỹ thuật tình báo tập trung vào những thủ thuật làm sao để lôi cuốn đối tượng vào hoạt động tình báo. Đây gọi là tâm lý học cơ bản, phần lớn các hoạt động của điệp viên CIA đều dựa trên bộ môn này. Ở cấp độ cơ bản nhất, điệp viên không khác gì bác sĩ tâm lý học đối với tài sản của mình. Ta lắng nghe vấn đề của chúng và giúp chúng giải quyết mớ rắc rối ấy".

Tựu chung, kỹ thuật tình báo CIA nhằm mục đích đọc vị người khác, thuyết phục đối tượng đồng tình quan điểm và rồi "chốt sale". Nhưng khác sale ở chỗ, thay vì "bán được hàng", điệp viên phải "tạo lập những mối quan hệ vững chãi nhằm thu về những tin tức tình báo quý giá hơn nữa".

Điệp viên phải tìm được động cơ và điểm yếu của người ta vì đây là những dữ kiện cần thiết để khai thác được thông tin mật từ đối tượng.

Rượt đuổi, đấu súng không "ngán", bị lộ mới mệt

Moran nhấn mạnh, tuy vậy nguy hiểm lúc nào cũng rình rập xung quanh, nhất là khi gián điệp đang hoạt động tại phạm vi nước ngoài và có thể chính anh ta đang bị theo dõi. Vì luôn cần che giấu thân phận, đây mới là điều mà điệp viên "ngán" nhất chứ không phải những pha rượt đuổi xe hơi ngoạn mục và những cuộc đấu súng khốc liệt trên đường phố như trong điện ảnh Hollywood

Moran giải thích:

"Chúng tôi có những khóa tập huấn dành riêng cho trường hợp bị theo dõi, được lồng ghép vào toàn bộ chương trình đào tạo. Người ta sẽ dạy bạn các thủ thuật như rẽ trái để phán đoán xem có xe nào đang bám đuôi không. 

Nguyên tắc để nhận ra là: trong một khoảng thời gian hay phạm vi nhất định, bạn có bắt gặp cùng một người hay cùng một phương tiện giao thông hay không. 

"Bài" lý tưởng để cắt đuôi là lái xe tới một vùng vắng vẻ, cơ bản là lái xe lòng vòng một hồi để xác nhận xem có cái đuôi nào đang bám theo hay không.

Nếu có, dĩ nhiên bạn không được để đối tượng biết mình đang dùng bài cắt đuôi. Vì thế, phải thực hiện cái gọi là "dừng ngụy trang", nếu lái những 25 dặm tới một vùng hẻo lánh, bạn phải có lý do, đích đến hợp lý, ví dụ như một cửa hàng thức ăn câu cá hay đồ ăn cho ngựa chẳng hạn..."

>> Nghề "đánh hơi" 

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM