Những kỹ năng cần có để xin việc năm 2015

07/01/2015 14:25 PM | Nghề nghiệp

Trong năm 2015, kỹ năng phân tích đang ngày càng được đánh giá cao.

Về tác giả:

Bernard Marr từng tốt nghiệp tại ĐH Cambridge (Anh) và hiện đang là CEO của Advanced Performance Institute, một tổ chức giúp các doanh nghiệp quản lý, đánh giá và nâng cao năng lực nhân viên. Bernard còn là cây viết nổi tiếng cho các tạp chí như Financial Times, CFO Magazine và Wall Street Journal và là 1 trong 100 tác giả nổi tiếng nhất trên mạng xã hội LinkedIn.


Có lẽ đã qua rồi cái thời tấm bằng Đại học (ĐH) là “tấm vé” đưa các tân cử nhân tới một công việc tốt cùng cơ hội thăng tiến rộng mở. Có thể tên ngôi trường sẽ làm cho nhà tuyển dụng để ý tới bạn hơn, nhưng không có nghĩa là họ đã sẵn sàng nói “Có” ngay lập tức.

Lý do thật ra vô cùng đơn giản: trong thời buổi mà bằng ĐH đang được “phổ cập” ở khắp nơi (ở một số quốc gia phát triển, bằng thạc sỹ (Master) thậm chí còn là bắt buộc khi xin việc), nhà tuyển dụng sẽ cần thêm những yếu tố khác để chọn ra người phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Vậy nhà tuyển dụng cần gì?

Liên hiệp các trường Đại học và nhà tuyển dụng của Mỹ (NACE) vừa đưa ra kết quả của cuộc khảo sát năm 2014, trong đó các chuyên gia nhân sự sẽ cho chúng ta biết những kỹ năng nào mà họ đánh giá cao nhất khi tuyển dụng. Có thể bạn sẽ hơi ngạc nhiên nhưng dưới đây là “top 10” các kỹ năng đó:

- Khả năng làm việc nhóm;

- Khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề;

- Khả năng giao tiếp với mọi người (cả trong và ngoài doanh nghiệp);

- Khả năng lên kế hoạch, tổ chức và phân công công việc Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.

Bạn có thể thấy cả 5 điều trên đều là kỹ năng mềm, những kỹ năng giúp con người làm việc với nhau một cách hiệu quả hơn. Và tất cả đều được quyết định bởi chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ). Do đó, bạn sẽ khó có thể tìm ra một khoá học cụ thể nào trong trường học chỉ dạy về những kỹ năng này.

- Khả năng phân tích dữ liệu Các kiến thức về công nghệ có liên quan tới công việc

- Khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính Khả năng viết/sửa các báo cáo

- Khả năng bán hàng và có sức ảnh hưởng tới người khác

5 kỹ năng tiếp theo trong bảng xếp hạng tập trung hơn vào những kỹ năng cụ thể, bao gồm khả năng phân tích, kỹ năng viết và sự thành thạo trong sử dụng máy vi tính.

Khả năng phân tích đang ngày càng được đánh giá cao

Nếu để ý kỹ một chút, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của khả năng phân tích đang ngày một tăng lên do các kỹ năng trên đều ít nhiều có liên quan tới khả năng đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu. Thế giới đang ngày càng tràn ngập trong công nghệ kỹ thuật số, do đó, việc không thành thạo trong sử dụng máy tính và xử lý dữ liệu sẽ khiến bạn trở nên kém nổi bật trong con mắt người tuyển dụng. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là bạn nên thực sự chú trọng tới kỹ năng này trong năm 2015.

Tất nhiên, chỉ khả năng phân tích thôi cũng chưa đủ nếu bạn bỏ qua những kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là tối quan trọng

Nếu bạn cảm thấy EQ đang ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xin việc của mình, hãy cân nhắc những điều dưới đây:

Bạn đã từng nêu bật kỹ năng mềm của mình trong CV? Nghe qua thì có vẻ phức tạp, nhưng thực tế lại đơn giản hơn nhiều. Ví dụ, bạn có thể liệt kê kinh nghiệm làm việc và quản lý một nhóm, điều này sẽ dễ ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo những gì bạn viết trong CV trùng với những gì trả lời trong buổi phỏng vấn.

Bạn có muốn thay đổi bản thân? Nếu bạn thấy mình còn chưa hoàn thiện 1 trong 5 kỹ năng mềm ở trên, hãy học cách để cải thiện nó. Ví dụ, bạn gặp vấn đề với quản lý thời gian hay làm việc nhóm, hãy dành thời gian để đọc một cuốn sách hay tham gia một khoá học nào đó để giúp bạn cải thiện điều này, và hãy mạnh dạn đề cập tới quá trình bạn thay đổi (nếu thấy phù hợp) trong buổi phỏng vấn.

Mọi nỗ lực đều được nhà tuyển dụng ghi nhận. Bạn đã từng nhận được những lời nhận xét về bản thân? Nếu bạn không chắc chắn liệu các kỹ năng mềm của mình đã đủ tốt hay chưa, đừng ngại ngùng mà trao đổi với những người bạn và đồng nghiệp thân thiết về điều này. Những nhận xét cụ thể từ họ sẽ chỉ ra nhược điểm nào mà bạn cần khắc phục.

Bên cạnh đó, trong khảo sát ở trên, 71% các phản hồi đánh giá EQ cao hơn IQ trong tuyển dụng. Đây có lẽ là điều mà chúng ta vẫn nghe từ trước tới nay nhưng tôi nghĩ vẫn nên nhắc lại điều này. Vì thế, hãy chắc chắn rằng các kỹ năng mềm của bạn luôn được tập luyện và trau dồi mỗi ngày bởi nó chưa bao giờ là thừa trong xu thế hiện nay.

Khanh Lưu

Lưu Phi Khanh

Cùng chuyên mục
XEM