Muốn thành công, đừng ngại soi sếp!

16/01/2013 16:55 PM | Nghề nghiệp


(CafeBiz) Phó giáo cư Joe Magee của trường Sterm School of Business, New York đưa ra lời khuyên rằng, để đạt được thành công trong công việc, bạn nên có cả đôi chút tò mò về sếp của mình như lý lịch hay phong cách quản lý....

Joe Magee là phó giáo sư tại trường Stern School of Business của đại học New York, chuyên nghiên cứu về những vấn đề trong công sở. Magee gợi ý, để đạt được thành công trong công việc, một điều có thể bạn chưa biết, đó là các nhân viên trong công ty nên có một chút tò mò về sếp của mình, cụ thể là về lí lịch, phong cách quản lí, hay những giá trị được đề cao trong công việc của sếp . 

Magee đã có trải nghiệm về phong cách làm việc của người quản lí của mình khi hợp tác làm việc với một nhóm nhân viên trong khâu sản xuất một chương trình tin tức được trình chiếu vào mỗi tối trên tivi. Mặc dù vị trí làm việc giữa sếp và các nhân viên chỉ cách nhau vài bước chân, nhưng người sếp này liên tục thúc giục nhân viên gửi mail để cập nhật tiến độ công việc. Nếu không, bà sẽ cho rằng công việc không đi được đúng lịch trình.

Trong trường hợp này, Joe Magee gọi đây là tư cách sở hữu và quản lí trong công việc mà một người sếp phải có để kiểm soát tiến độ làm việc của nhân viên. Ông đã đưa ra những câu hỏi dành cho sếp mà các nhân viên nên quan tâm.

Câu hỏi đầu tiên: Trước khi vào vị trí hiện tại, sếp bạn làm gì? Thông tin này giúp bạn hiểu hơn về những nhân tố giúp sếp gánh vác nhiều trách nhiệm “đồ sộ” trên vai. "Sếp có phụ thuộc nhiều vào bạn trong công việc?" Magee cho biết: "Chúng ta vẫn thường mặc định, đã là sếp thì cái gì cũng phải biết, nhưng thực ra có những ông (bà) sếp không biết mình đang làm gì. Hãy giúp sếp mình tỏa sáng và bạn sẽ chứng tỏ được ví trí của mình trong cả quá trình.

Tiếp đến là câu hỏi: Sếp đã đến với công việc hiện tại như thế nào? Liệu có phải ai đó bị đình chỉ, và sếp bạn “nhảy” vào? Hay là sếp được thăng chức theo mặc định chỉ vì mình là người kế nhiệm? Những thông tin này sẽ phản ánh cung cách nhận xét của mọi người đối với sếp của bạn.

"Sếp có hay phải phụ thuộc vào nhân viên trong công việc". Chúng ta vẫn thường mặc định, đã là sếp thì phải hiểu biết về mọi lĩnh vực, nhưng thực ra có những người sếp không biết mình đang làm gì. Hãy giúp sếp mình tỏa sáng và bạn sẽ chứng tỏ được ví trí của mình trong cả quá trình.

Khát vọng trong sự nghiệp của sếp là gì? Đâu là kế hoạch trong tầm ngắm tiếp theo của sếp? Sếp có thuộc tuýp người ham mê quyền lực và địa vị? Nếu đúng là như thế, hãy hỗ trợ sếp leo lên vị trí mong muốn. Nếu không sếp của bạn có thể sẽ mãi giậm chân tại chỗ.

Sếp đề cao điều gì trong công việc? Sếp có thực sự yêu thích công việc, hay chỉ làm việc vì mục đích kiếm tiền? Cô/anh ấy có quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị nội bộ hay tình hình bất ổn bên ngoài?

Sếp của bạn tương tác với cấp trên như thế nào? Vốn chính trị của sếp đang tăng hay có xu hướng đi xuống? Bạn nên đưa ra câu hỏi này tới sếp bằng cung cách ngoại giao trong khi tập hợp các nguồn tin từ đồng nghiệp. 

Sếp có mối quan hệ như thế nào tới giám sát viên của mình? Câu hỏi này cũng đòi hỏi một cuộc "điều tra nghiên cứu" khá nghiêm túc khác. Nó cho bạn biết cách ứng xử, cách đối nhân xử thế của sếp bạn với nhân viên, đặc biệt là những nhân tố chủ chốt.

Sếp có ủng hộ đội ngũ nhân viên của mình? Sếp có chủ ý muốn đưa người của mình lên không? Sếp có dám đứng ra giúp đỡ bạn khi bạn bị ai đó quấy rối?

Phong cách quản lí của anh/cô ấy là gì? Cô ấy (anh ấy) cảm nhận được trách nhiệm sở hữu và quản lí như thế nào về công việc mà đội ngũ nhân viên của mình đảm nhiệm? Cô ấy có muốn giám sát tiến độ công việc của nhân viên, giống như mẫu sếp đã nói ở lúc đầu? Hay cô ấy thích để thả lỏng nhân viên muốn làm gì thì làm?   

Cuối cùng, hãy bắt đầu tìm hiểu về cuộc sống ngoài công việc của sếp. Sếp thường làm gì trong thời gian rảnh rỗi,? Nền tảng chính trị hay tôn giáo có ảnh hưởng tới lịch trình làm việc của sếp hay của nhân viên hay không? Hay cô ấy đã học trường đại học nào?

Càng hiểu thêm về sếp, bạn càng tìm ra nhiều cơ hội thành công trong công việc.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM