6 quốc gia người lao động ‘thấp cổ bé họng’ nhất

11/07/2014 13:23 PM | Nghề nghiệp

Tại các quốc gia này, người lao động không được hưởng những quyền cơ bản như: mức lương công bằng, điều kiện làm việc…

Central African Republic

Chính phủ Central African Republic (CAR) không có bất cứ sự đảm bảo nào về quyền cho người lao động. Đất nước này trở nên hỗn loại kể từ khi Liên minh nổi loạn Seleka chiếm đóng được thủ đô và buộc tổng thống đương nhiệm là Francois Bozize từ chức vào tháng 3/2013.

3 trong số 22 người bị chết do tấn công thuộc liên đoàn bảo vệ công nhân. Đến nay, nước này hầu như không có bất cứ liên đoàn hay tổ chức chính thức nào bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Campuchia

Có điều kiện làm việc tốt hơn CAR , tuy nhiên công nhân tại Campuchia hiện phải chịu sự đối xử không công bằng và nguy cơ bị tấn công bạo lực. Vào tháng 1/2014, cảnh sát Campuchia đã dùng vũ lực để ngăn chặn cuộc biểu tình của hàng loạt công nhân nhà máy may mặc diễn ra tại Phom Penh. Theo đó, những người này đòi tăng mức lương tối thiểu. 

Cũng tại nhà máy kể trên, thống kê cho thấy, đã có tới 500 công nhân bị ngất trong năm vừa qua và 4.000 người rơi vào tình trạng bất tỉnh trong quá trình làm việc trong 4 năm trở lại đây.

Syria

Chiến tranh kéo dài trong suốt 4 năm đã gây ra bạo lực và tình trạng bất ổn trầm trọng tại Syria. Mặc dù mức lương tối thiểu bị áp chế bởi chính phủ nhưng người lao động ở đây vẫn phải chịu mức thấp kỷ lục. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị chết bởi bom và tấn công vũ lực hàng ngày.

Tham nhũng cũng là vấn đề nhức nhối, gây ra tình trạng thất nghiệp của 5 triệu người lao động Syria. Nhiều công ty phá sản khiến người dân phải di cư sang những nước láng giềng để tìm cơ hội mới.

Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia có mức lương tối thiểu thấp nhất thế giới. Vấn đề tự do và biểu tình bị nghiêm cấm chặt chẽ tại quốc gia này. Tuy vậy, vào hồi đầu năm, công nhân tại một số nhà máy lớn của IBM, PepsiCo, Nike, Adidas và Walmart đình công đã tạo ra được một phần áp lực đối với lãnh đạo các tập đoàn này.

Bên cạnh đó, công nhân Trung Quốc còn phải chịu điều kiện làm việc tồi tệ. Theo thống kê, có tới 200 người lao động bị chết mỗi ngày, 6 triệu công nhân bị mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp do ô nhiễm khói bụi trong quá trình làm việc.

Belarus

Mức lương trung bình tại Belarus hiện thuộc hàng thấp nhất tại khu vực châu Âu với chỉ 500 USD/tháng. Điều đáng nói là, chi phí sinh hoạt tại đây lại đang ngày một tăng khiến cuộc sống của những công nhân trở nên vô cùng khó khăn.

Hàn Quốc

Hàn Quốc có mặt trong danh sách này không khỏi khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, sự thật là người lao động tại nước này đang gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn. Đầu tiên phải kể đến việc tập đoàn lớn nhất nước này là Samsung bị cáo buộc đang sử dụng 10.000 lao động bất hợp pháp. 

Ngoài ra, hãng này còn bị tố đã hoạt động mà không có công đoàn trong nhiều năm. Nghiêm trọng hơn, có 1.400 công nhân xác nhận, các chính sách cũng như điều khoản được thành lập bởi công đoàn từ những ngày đầu khi Samsung hoạt động đã bị chính lãnh đạo của tập đoàn này ra quyết định gỡ bỏ.

Vào tháng 10/2013, một công ty tại trung tâm dịch vụ của Samsung là Choi Jong Beom đã tự vẫn để phản đối mức lương quá thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Anh này tiết lộ đã phải nhịn ăn để đáp ứng kịp cường độ làm việc không ngừng từ 7 giờ sáng cho tới 9 giờ tối và không có ngày nghỉ.

>> Walmart bị tố trả lương quá bèo

Phương Linh 

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM