Ngay cả khi đang thức, một phần não bộ của bạn vẫn bật chế độ “nghỉ ngơi”

02/01/2017 21:31 PM | Sống

Một nghiên cứu cho biết, các nhánh tế bào thần kinh liên tục di chuyển theo chu kỳ “nghỉ ngơi”.

Bạn tỉnh táo không có nghĩa là bộ não của bạn cũng vậy, vì các nhánh tế bào thần kinh liên tục dịch chuyển và thay đổi trạng thái từ “hoạt động” cho đến “ngủ vùi”.

Nhiều nhà nghiên cứu hệ thần kinh tại Stanford đã phát hiện: dù lúc con người đang ngủ hay tỉnh táo, hoạt động của não cũng sẽ đi theo một chu kỳ. Chỉ có điều, khi ta tỉnh giấc thì chu kỳ sẽ diễn biến trên một quy mô nhỏ hơn.

Khi ta ngủ, hoạt động của não giảm dần. Song, khi ta thức, các tế bào thần kinh của vài khu vực não bộ vẫn liên tục thay đổi trạng thái giữa “làm việc” và “nghỉ ngơi”. Trong lúc ngủ, chu kỳ này rất dễ bị phát hiện bởi chúng xảy ra trên toàn bộ não. Nhưng với trạng thái tỉnh táo, chu kỳ chỉ diễn ra trên một vùng nhỏ não bộ trong một vài giây hoặc tích tắc.

Một kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ Khoa học đã cho hay năm qua: Các tế bào thần kinh thường chủ động “làm việc” nhiều hơn khi chúng ta tập trung làm gì đó.

Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật cảm biến để kích thích não và ghi lại những hoạt động của mẫu chứa vài tế bào thần kinh cụ thể. Kết quả, nhóm tế bào này không ngừng chuyển giao giữa hai trạng thái “thức” và “tĩnh”.

Họ biết về đặc điểm này. Tuy nhiên, đây là lần đầu họ được thử nghiệm với một nhánh các tế bào thần kinh và quan sát diễn biến. Và kết quả cũng tương tự với những gì xảy ra khi ta say giấc nồng.

Vì những chu kỳ này liên quan đến khả năng đáp ứng với môi trường nên chúng đóng vai trò rất lớn trong sự chú ý chọn lọc. Nhiều nhà khoa học đã quan sát loài khỉ và thấy chúng tập trung tới tín hiệu trực quan, khi đó cụm thần kinh chịu trách nhiệm cảm biến sẽ dành nhiều thời gian hơn vào trạng thái hoạt động.

Trong thực tế, tế bào thần kinh càng duy trì làm việc thì khỉ càng dễ nhận thức được thay đổi trong môi trường. Khi các tế bào thần kinh ngoại tuyến, chúng thường không có khả năng phát hiện sự thay đổi. Điều này có thể lý giải cho việc chúng ta đôi lúc quên mất một số thứ trong khi bản thân nghĩ mình đang rất tập trung.

“Sự chú ý và kích thích phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Có vẻ trong quá trình tập trung, vài phần nhỏ trong não bộ sẽ bị khuấy động” – tiến sĩ Tatlana Engel, một trong những tác giả của nghiên cứu phát biểu.

Tuy nhiên, lý do tại sao các tế bào thần kinh rơi vào trạng thái “ngủ vùi” trong khi chúng ta còn đang tỉnh táo vẫn chưa thể đi tới kết luận. Những chu kỳ này có vẻ như một cách để giúp não bộ duy trì năng lượng hoặc gột bỏ hết mọi chất thải được sản sinh khi hoạt động thần kinh. Vì vậy, cần thực hiện nhiều tìm hiểu để có thể xác định rõ hơn về những khả năng đó. Ngoài ra, việc tìm giải pháp khiến tế bào thần kinh hoạt động lâu hơn có thể dẫn đến sự phát triển của các kỹ thuật mới giúp nâng cao khả năng nhận thức cũng như hiệu suất.

Cùng chuyên mục
XEM