Ngành năng lượng mặt trời: Thị trường lao động màu mỡ của thế giới và Việt Nam

09/07/2019 15:46 PM | Xã hội

Năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy nhất. Ngành công nghiệp này đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tương lai của ngành năng lượng mặt trời toàn cầu

Giá trị ngành công nghiệp năng lượng mặt trời toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 86 tỷ USD trong năm 2015 lên mức 422 tỷ USD vào 2022, tăng trưởng CAGR là 24,2% trong giai đoạn 2016 - 2022.

Theo dự báo do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đến năm 2022, công suất điện tái tạo sẽ tăng 43%, tương đương hơn 920GW. Trong năm 2017, riêng công suất pin mặt trời đã tích lũy gần 398 GW và tạo ra hơn 460 TWh, chiếm khoảng 2% sản lượng điện toàn cầu. 

Không chỉ phát triển về lượng, công nghệ cải tiến giúp cho chi phí của việc sử năng lượng mặt trời đang giảm đáng kể, khoảng 62% kể từ năm 2009 và còn tiếp tục xu hướng này trong năm nay.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cũng mở ra thị trường việc làm màu mỡ cho người lao động. Báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) cho biết năm 2018, ngành năng lượng tái tạo đã sử dụng hơn 11 triệu lao động trên toàn cầu, tăng 7% so với con số 700.000 chỉ sau 1 năm. Trong đó, ngành năng lượng mặt trời dẫn đầu, đóng góp 3,6 triệu việc làm.

Ngành năng lượng mặt trời: Thị trường lao động màu mỡ của thế giới và Việt Nam - Ảnh 1.

Nhu cầu lao động của các ngành năng lượng tái tạo, dẫn đầu là năng lượng mặt trời.

Trong khi nhu cầu tuyển dụng ở Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản đang có dấu hiệu giảm dần thì cơ hội việc làm ngày càng rộng mở với lao động các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Brazil.

Tại Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, Malaysia được IRENA gọi là "nhà tuyển dụng điện quang mặt trời (PV)" lớn nhất khu vực với tổng số hơn 54.300 người làm việc trong ngành này vào năm ngoái - tăng từ 40.300 trong năm 2017.

Malaysia đứng thứ 6 trên toàn cầu trong danh sách các nhà tuyển dụng PV hàng đầu. Việt Nam là quốc gia ASEAN còn lại duy nhất lọt vào top 10, ở vị trí thứ 9 với nhu cầu lớn không kém.

Ngành năng lượng mặt trời: Thị trường lao động màu mỡ của thế giới và Việt Nam - Ảnh 2.

Top 10 quốc gia có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành năng lượng điện mặt trời lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá là "cường quốc năng lương mặt trời mới trong khu vực Đông Nam Á".

Năm vừa qua, sản lượng điện mặt trời của nước ta tăng tới 400 lần, từ 10 Mwac lên 4 Gwac, trong khi một cường quốc trong lĩnh vực này là Australia, chỉ sản xuất được 2,7 Gwac điện, tương đương mức độ tăng trưởng 4 lần.

Số liệu của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) cho biết cả nước đã có 82 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.460 MW hòa vào lưới điện quốc gia, chiếm 10% tổng sản lượng điện cả nước. Trong khi đó, còn khoảng 13 dự án khác sẽ được đưa vào khai thác trong cuối năm nay.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu lao động trong ngành được dự báo sẽ còn tăng đáng kể trong thời gian tới.

Cơ hội việc làm đa dạng

Các cơ hội việc làm đang mở ra rất nhiều cho ai đang muốn tham gia vào ngành công nghiệp xanh này, từ những công việc yêu cầu kỹ thuật như kỹ thuật viên, kỹ sư, điều hành và công nhân xây dựng đến chuyên gia logistics, chuyên gia chất lượng và môi trường hay phân tích tài chính.

Nhìn chung, các công việc trong ngành năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay có thể chia thành 3 nhóm lớn.

Ngành năng lượng mặt trời: Thị trường lao động màu mỡ của thế giới và Việt Nam - Ảnh 3.

Đầu tiên là vai trò cài đặt và bảo trì, những người lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời và giữ cho chúng hoạt động hiệu quả. Tiếp theo là vai trò bán hàng, với nhiệm vụ kết nối người dân và khách hàng thương mại với các giải pháp năng lượng. Cuối cùng, vai trò có kỹ năng chuyên môn cao, và đương nhiên được trả lương cao hơn cả, bao gồm kỹ sư phần mềm và kỹ sư điện.

Theo một chuyên trang phân tích việc làm, hầu hết các công việc năng lượng mặt trời được trả lương cao. Mức lương trung bình trên thế giới là 58.523 USD mỗi năm, còn tại Hoa Kỳ là 52.052 USD/năm.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM