Ngắm nhìn 6 cây cầu 'huyết mạch' bắc qua sông Hồng

10/10/2021 09:33 AM | Xã hội

Sự đổi thay của Hà Nội không chỉ gắn với các công trình xây dựng bề thế mà còn là sự đổi mới, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, giao thông... mà nổi bật nhất chính là những cây cầu tiếp nối nhau bắc qua sông Hồng.

Trải qua 67 năm kể từ ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng (10 tháng 10 năm1954), Hà Nội đã từng bước chuyển mình, vươn lên phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 1.

Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối liền hai quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên. Có tổng chiều dài 2.290 m qua sông và 896 m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 2.

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa; hai bên là đường dành cho xe máy, xe đạp và người đi bộ (đi trên đường dành riêng). Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 3.

Cầu Chương Dương xây dựng từ 1983 đến 1986. Đây là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam, bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên với quận trung tâm của Thủ đô

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 4.
 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 5.

Cầu Chương Dương dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Thiết kế ban đầu của cầu ước tính đáp ứng 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe tăng gấp 3-4 lần.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 6.
 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 7.

Cầu Thăng Long được xây dựng từ năm 1974 đến năm 1985.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 8.

Cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6 +300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, đây là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm Hà Nội, được xem là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt-Xô.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 9.
 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 10.

Cầu giàn thép dài 3.250 m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt rộng 3,5 m mỗi làn dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng một là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11 m.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 11.

Tầng hai có chiều rộng 21 m dành cho các loại xe cơ giới; hai làn dành cho người đi bộ tham quan.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 12.

Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng. Phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 13.

Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 14.

Khánh thành tháng 1 năm 2015, cầu Nhật Tân là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m. Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 15.

Đây là cây cầu có tuổi đời trẻ nhất trong 6 cây cầu bắc qua sông Hồng ở khu vực trung tâm Thủ đô. Diện tích đường dẫn lên cầu ở phía Hà Nội chiếm một không gian rộng lớn.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 16.
 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 17.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng do thành phố Hà Nội đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010. Chiều dài tuyến chính cầu dài 5.800 m, phần vượt sông dài 3.700 m.

 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 18.
 Ngắm nhìn 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng - Ảnh 19.

Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19 m, đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai là 38 m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam Cầu Vĩnh Tuy hoạt động góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

Nhìn gần 6 cây cầu 'huyết mạch' bắc qua sông Hồng (Clip: Nguyễn Việt Hùng)

Nguyễn Việt Hùng

Cùng chuyên mục
XEM