Ngại thay đổi, sợ va chạm, uể oải đi làm ngày cuối tuần: Dáng vẻ sợ phiền phức của bạn trông thật thất bại!

16/06/2018 08:35 AM | Sống

Sợ phiền phức "giúp" chúng ta từ chối mọi chuyện chúng ta thích, chúng ta không ngừng bỏ lỡ, không ngừng mất đi, cuối cùng lại khiến bản thân trở nên vô vị và tầm thường.

Chúng ta chẳng qua là dùng "sợ phiền phức" làm cái cớ để bản thân trốn tránh mà thôi, bởi vì chúng ta chỉ muốn nhìn thấy những khoảnh khắc cảm động người, chứ không muốn vì đó mà bỏ ra công sức. Sợ phiền phức "giúp" chúng ta từ chối mọi chuyện chúng ta thích, chúng ta không ngừng bỏ lỡ, không ngừng mất đi, cuối cùng lại khiến bản thân trở nên vô vị và tầm thường.

Mỗi ngày chúng ta đều bôn ba, xuất phát vội vàng để duy trì cuộc sống, mà quên đi ăn cơm sớm một chút. Ban đêm chỉ nằm xuống ngủ một chút cũng không còn là chuyện lạ. Chúng ta họp xong một cuộc họp lại vội vàng đến cuộc họp tiếp theo, kết thúc một cuộc hẹn hoặc bữa tiệc lại chuyển đến chuyến tiếp theo, mù quáng làm tròn từng lời hứa một.

Cứ mãi xoay quanh bận rộn khiến chúng ta căn bản không có tâm tư nghiêm túc đi nghĩ ngợi một việc gì đó, bởi vì cảm thấy quá phiền phức. Nhưng sau khi bận một vòng, cuối cùng chúng ta lại phát hiện:

Vì sợ phiền phức mà đem đến càng nhiều phiền phức cho bản thân. Vì sợ phiền phức mà khiến bản thân mất đi nhiều hơn. Vì sợ phiền phức mà từ chối tất cả chuyện chúng ta có thể thích. Chúng ta đứng xoay vòng tại chỗ, giống như con quay không có phương hướng.

Ngại thay đổi, sợ va chạm, uể oải đi làm ngày cuối tuần: Dáng vẻ sợ phiền phức của bạn trông thật thất bại! - Ảnh 1.

Sợ phiền phức sẽ càng mang lại nhiều phiền phức hơn

Giám đốc bộ tiếp thị Mary gần đây gặp phải một chuyện khiến cô ấy vô cùng tức giận. Bộ thị trường phải tổ chức hội nghị xúc tiến sản phẩm mới nhưng trước khi hoạt động bắt đầu chưa đến một tuần, cô ấy mới phát hiện sân hoạt động có vấn đề, không gian khách sạn được giới thiệu của cấp dưới Na Na quá chật chội, chỉ là miễn cưỡng đủ dùng.

Theo cách nghĩ ban đầu của Mary, nếu như không gian quá chật hẹp thì sẽ cho người ta cảm giác kìm nén, khiến trong lòng khách hàng không thoải mái, vậy sao có thể có hảo cảm đối với sản phẩm mới? Trải qua tìm hiểu, Mary được biết lúc Na Na chọn khách sạn hội nghị bởi vì ngại phiền phức nên không làm khảo sát hiện trường trước thời hạn, toàn dựa vào sự liên lạc với khách sạn trong điện thoại.

Gần sát đến lúc bắt đầu hoạt động, Mary biết được tình trạng này đương nhiên rất tức giận. Cô ấy lập tức yêu cầu Na Na và đồng nghiệp trong bộ phận cho dù lật cả thành phố cũng phải tìm được khách sạn thích hợp hơn trong vòng vài ngày.

Ví dụ bởi vì bạn sợ phiền phức, không tiến hành xác định ngành đối với số liệu báo cáo của mình lại đưa cho ông chủ. Kết quả là ông chủ "hỏa nhãn kim tinh" trong một lát đã phát hiện vấn đề ở đâu. Ông vấy vừa trách bạn không chăm chỉ, vừa yêu cầu bạn xác định thêm thông tin, các kênh công khai và ngành xác nhận, một cái cũng không thể thiếu.

Bạn muốn khóc mà không ra nước mắt, biết như thế thì chi bằng làm việc trước, cũng không đến nỗi bị lãnh đạo phê bình một trận! Bởi vì sợ phiền phức mà thông qua giảm bớt tiêu chuẩn, tính toán may mắn để lừa dối qua mặt nhưng trong thực tế lại luôn không được như ý. Bởi vì luôn có một mắt xích sẽ đề ra nghi vấn và khiêu chiến với loại chất lượng thấp và tiêu chuẩn thấp này.  

Mà một khi gặp phải chất vấn, tất cả sự xấu hổ, bị động, khó xử, bối rối đều chỉ có thể khiến bản thân bạn ân hận không kịp, chữ tín của cá nhân bạn cũng vì vậy mà sụp đổ.

Vì vậy, khi lòng lười biếng vừa nảy sinh, cách nghĩ sợ phiền phức nổi lên tâm trí, bạn hãy cảnh giác cao độ, bởi vì sự lừa mình dối người sơ suất nên cuối cùng sẽ thật sự hại bản thân mình.

Ngại thay đổi, sợ va chạm, uể oải đi làm ngày cuối tuần: Dáng vẻ sợ phiền phức của bạn trông thật thất bại! - Ảnh 2.

Sợ phiền phức chính là cảm giác không an toàn đối với sự vật mới

Có những người sợ phiền phức vì lúc người ấy đang làm một việc mới nên sinh ra cảm giác không an toàn cực mạnh.

Ví dụ hệ thống CRM (quản lý quan hệ khách hàng) online của công ty, bảng Exel yêu cầu trước khi tất cả nhân viên tiêu thụ dừng sử dụng thì toàn bộ đều chuyển sang phần mềm online. Hạng mục mới này vừa xuất hiện liền gặp phải phản đối và bất mãn của không ít người, sự than phiền thường thấy nhất chính là: Quá phiền phức, dễ dùng, không tiện, không biết dùng.

Họ định thông qua việc truyền bá thông tin như vậy để đạt đến mục đích cản trở hạng mục phát triển, báo cáo trong khung chỉ là lề thói cũ rập khuôn, lo sợ thay đổi, từ chối trạng thái thay đổi. Nhưng kết quả lại là hệ thống CRM này không những không dừng lại mà còn đạt đến sự sử dụng triệt để mà phổ biến ở toàn công ty, thậm chí trở thành một trong KPI của sát hạch mỗi người. Sau đó những người không muốn sử dụng hệ thống mới bị lãnh đạo tuyên bố "thẻ vàng cảnh cáo", vô cùng nguy hiểm.

Cái cớ sợ phiền phức chẳng qua là một sự che đậy và ngụy trang, che giấu ở sau lưng là sự tự ti sâu sắc và nỗi sợ đối với những việc chưa biết. Bởi vì tính không xác định mà sự thay đổi mang đến khiến người như vậy cảm thấy không an toàn cực độ, sợ vì vậy mà mất đi tất cả mọi thứ mình có ở hiện tại. Thực ra bọn họ càng lo lắng, tốc độ họ mất đi tất cả sẽ càng nhanh hơn mà thôi.

Ngại thay đổi, sợ va chạm, uể oải đi làm ngày cuối tuần: Dáng vẻ sợ phiền phức của bạn trông thật thất bại! - Ảnh 3.

Sợ phiền phức, từ chối tất cả chuyện bạn thích

Tôi từng có một trải nghiệm học piano, lúc đó tận dụng thời gian bữa trưa mỗi ngày đến học piano 40 phút gần công ty. Mỗi tháng kiên trì lại có thể đơn giản diễn tấu bài "Tình bạn thiên trường địa cửu", điều này khiến tôi vui vẻ vô cùng. Sau đó mấy đồng nghiệp nữ của công ty biết được đều tới tấp dò la tôi các câu hỏi như: học ở đâu, bao nhiêu tiền, khó hay không, thầy thế nào, mua piano thế nào v.v…

Kết quả qua mấy ngày, mấy người đó không có động tĩnh gì, tôi vẫn là một mình đi luyện đàn nên không nhịn được chủ động đi hỏi xem thế nào. Mấy đồng nghiệp cùng trả lời lạ thường: "Mộc Mộc à, chúng tôi cũng rất thích chuyện đàn này, cũng hy vọng có một ngày bản thân có thể diễn tấu một khúc nhưng nghĩ ngợi kỹ thật sự rất phiền phức, phải hiểu khuông nhạc, biết cẩm phổ, còn phải đặt mua piano, còn phải hoàn thành bài tập, nghĩ thôi cũng nhức đầu rồi! Chúng tôi ủng hộ anh, kiên trì nhé."

Tôi không biết nói gì, mỗi người đều có thể tự do chọn lựa, không phải sao? Chọn lựa "phiền phức" vì chuyện bản thân thích mà bỏ ra nỗ lực sẽ hưởng thụ niềm vui mà điều đó mang đến. Chọn lựa "sợ phiền phức" chỉ có thể trông vọng từ xa đối với việc mình thích, niềm vui là của người khác, chẳng liên quan gì tới mình.

Như nhà văn Thái Khang Vĩnh từng nói:

"15 tuổi cảm thấy bơi lội thật khó nên bỏ cuộc bơi. 18 tuổi gặp được người bạn thích hẹn bạn bơi, bạn chỉ có thể nói "tôi không biết". 18 tuổi cảm thấy tiếng Anh thật khó, bỏ cuộc học tiếng Anh. 28 tuổi xuất hiện một công việc rất tốt nhưng cần biết tiếng Anh, tôi chỉ có thể nói "tôi không biết". Giai đoạn đầu của đời người ngại phiền phức, sau đó càng có thể bỏ lỡ người và chuyện khiến bạn động lòng."

Chúng ta chẳng qua là dùng "sợ phiền phức" làm cái cớ để bản thân trốn tránh mà thôi, bởi vì chúng ta chỉ muốn nhìn thấy những khoảnh khắc cảm động người, chứ không muốn vì đó mà bỏ ra công sức. Sợ phiền phức "giúp" chúng ta từ chối mọi chuyện chúng ta thích, chúng ta không ngừng bỏ lỡ, không ngừng mất đi, cuối cùng lại khiến bản thân trở nên vô vị và tầm thường.

Ngại thay đổi, sợ va chạm, uể oải đi làm ngày cuối tuần: Dáng vẻ sợ phiền phức của bạn trông thật thất bại! - Ảnh 4.

Người lười nhát nhất chính là bản thân bạn

Có lúc, chỉ bởi vì một ý nghĩ sợ phiền phức mà khiến chúng ta lâm vào hoàn cảnh không chịu nổi. Có lúc, chỉ bởi vì một ý nghĩ sợ phiền phức mà khiến chúng ta mất đi nhiều hơn là nhận được. Có lúc, chỉ bởi vì một ý nghĩ sợ phiền phức mà khiến chúng ta đi hướng ngược lại với những điều tốt đẹp.

Thói quen thay đổi tư duy và hành vi đúng là chuyện phiền phức nhưng mà điều càng phiền phức chính là cuối cùng bạn phát hiện một sự thật thế này: người lười nhất chính là bản thân bạn.

Bạn lười động não đề cao chất lượng công việc, lười tốn công sức đi tổng kết tinh luyện, lười mở rộng nội tâm hoan nghênh thay đổi, lười hy sinh vất vả theo đuổi những điều tốt đẹp, thậm chí lười suy nghĩ câu hỏi "Tại sao bạn nỗ lực như thế mà vẫn thất bại?" này.

Như vậy, bạn nói xem bạn có phải đáng đời làm một kẻ thua cuộc mà vĩnh viễn không cách nào phản công lại hay không?

An Sinh

Cùng chuyên mục
XEM