New York Times: "Giấc mơ Mỹ" hiện nay đã biến thành "Giấc mơ Trung Quốc"

26/11/2018 14:30 PM | Xã hội

Hãy tưởng tượng bạn tham gia một vụ cá cược. Có 2 thanh niên 18 tuổi sống ở Trung Quốc và Mỹ. Cả 2 đều nghèo và bạn phải chọn xem ai sẽ giàu nhanh hơn. Vậy câu trả lời của bạn sẽ là gì?

Cách đây vài năm, câu trả lời có lẽ là Mỹ bởi với vị thế là nền kinh tế ố 1 thế giới, cường quốc về quân sự, xã hội, công nghệ, đây là thị trường với vô vàn cơ hội cho những người muốn làm giàu.

Tuy vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi tất cả. Sự bùng nổ về kinh tế khiến cả người giàu lẫn người nghèo Trung Quốc tăng thu nhập nhanh chóng và có lẽ "Giấc mỡ Mỹ" mà mọi người vẫn thường nhắc đến đã dịch chuyển sang bên kia bờ Thái Bình Dương.

New York Times: Giấc mơ Mỹ hiện nay đã biến thành Giấc mơ Trung Quốc - Ảnh 1.

Trong khi thu nhập của người giàu lẫn nghèo tại Trung Quốc đều tăng thì chỉ có người giàu Mỹ là tăng trưởng nhẹ, còn người nghèo Mỹ lại giảm về thu nhập.

"Giấc mơ Trung Quốc"

Trên thực tế, người dân Trung Quốc vẫn nghèo hơn nhiều so với người Mỹ, tuy nhiên độ tự tin của dân chúng vào nền kinh tế lại mạnh hơn rất nhiều so với Mỹ và Châu Âu. Các cuộc khảo sát đều cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc lạc quan hơn nhiều so với Mỹ và Châu Âu.

Một trong những nguyên nhân chính khiến người dân Trung Quốc lạc quan đến vậy là sự bùng nổ chưa từng có của Trung Quốc trong lịch sử kinh tế hiện đại thế giới. Khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, cao gấp 2,5 lần tổng dân số Mỹ.

Không riêng gì việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, thu nhập của thế hệ sau luôn cao hơn các thế hệ trước, khiến người dân ngày càng lạc quan, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu.

Dù còn nhiều bất cập nhưng chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện rõ rệt. Những người sinh năm 2013 tại đây được dự đoán sẽ sống lâu hơn 7-10 năm so với thế hệ sinh năm 1990.

"Tôi cảm thấy chẳng có giới hạn nào cho những cơ hội mà bạn có thể đạt được. Chúng tôi có cảm giác như Trung Quốc sẽ luôn vững mạnh như thế này mãi mãi", anh Wu Haifeng, chuyên viên phân tích tài chính 37 tuổi kiếm được 78.000 USD/năm là con của một gia đình trồng ngô ở Trung Quốc nói.

New York Times: Giấc mơ Mỹ hiện nay đã biến thành Giấc mơ Trung Quốc - Ảnh 2.

800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh đói nghèo

Theo số liệu thống kê, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá lớn trong số những người nghèo thế giới vào năm 1990. Tuy nhiên giờ đây quốc gia này lại đóng góp phần lớn tầng lớp trung lưu cho thế giới.

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo sự tăng trưởng nóng của Trung Quốc đi kèm những rủi ro khi kinh tế giảm tốc. Bẫy thu nhập trung bình đang ngày một hiện hữu khi thu nhập của người dân không tăng kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, nếu không muốn nói là chậm lại. Các tập đoàn quốc doanh đang phải gánh những khoản nợ lớn trong khi tốc độ sáng tạo, đổi mới công nghệ của Trung Quốc đang chậm lại.

Tệ hơn, thách thức chưa giàu đã giả của nền dân số khiến chính quyền Bắc Kinh đang đau đầu. Dẫu vậy nếu xét tình hình chung, rõ ràng nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tốt hơn Mỹ.

Thậm chí nếu so sánh về mức độ chênh lệch giàu nghèo, Trung Quốc còn sa lầy hơn cả Mỹ. Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy gần 500 người Trung Quốc, chiếm 40% tổng dân số đang sống với thu nhập chưa đến 5,5 USD/ngày.

New York Times: Giấc mơ Mỹ hiện nay đã biến thành Giấc mơ Trung Quốc - Ảnh 3.

Năm 1990, phần lớn người Trung Quốc thuộc dạng nghèo đói

New York Times: Giấc mơ Mỹ hiện nay đã biến thành Giấc mơ Trung Quốc - Ảnh 4.

Năm 2016, rất nhiều người nghèo Trung Quốc vươn lên thành trung lưu hoặc giàu có

Nếu so sánh GDP bình quân đầu người, rõ ràng Mỹ vượt trội hơn Trung Quốc. Dù Trung Quốc tăng trưởng từ 3.500 USD/người lên 12.000 USD/người trong vòng 10 năm nhưng chúng chưa thấm tháp gì so với mức 53.000 USD/người của Mỹ. Dẫu vậy, sơ đồ tăng trưởng cho thấy con số này của Trung Quốc sẽ còn cải thiện đáng kể dựa trên tốc độ phát triển của nó.

Thêm vào đó, việc Trung Quốc dỡ bỏ nhiều hạn chế về kinh tế, xã hội so với thời kỳ trước đây cũng sẽ kích thích tăng trưởng. Ví dụ như nới lỏng các quy định về dịch chuyển hộ khẩu hay chế độ 1 con.

Không phải ngẫu nhiên mà giờ đây nhiều người nói đến cụm từ "Giấc mơ Trung Hoa", một thuật ngữ được chính Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại nhiều lần trong các bài phát biểu.

Cô Xu Liya, con gái của một gia đình thuận nông tại Zhejiang, miền Tây Trung Quốc đã từng sống rất khó khăn. Gia đình cô chỉ có thể ăn thịt 1 lần mỗi tuần và cô phải ngủ cùng 7 anh chị em trên 1 chiếc giường.

New York Times: Giấc mơ Mỹ hiện nay đã biến thành Giấc mơ Trung Quốc - Ảnh 5.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc nhanh và mạnh hơn nhiều so với Mỹ (tính điểm khởi đầu là mốc GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1993)

Thế rồi cô nhận được học bổng đại học và khởi nghiệp với 1 cửa hàng quần áo. Giờ đây cô có 2 chiếc xe và 1 căn hộ trị giá hơn 300.000 USD. Con của cô hiện đang học đại học tại Bắc Kinh.

"Nghèo đói và tham nhũng đã gây tổn thương cho những người bình dân Trung Quốc quá lâu. Dù hiện nay xã hội không thực sự hoàn hảo nhưng những người nghèo vẫn có đủ nguồn lực để có thể cạnh tranh với người giàu", cô Xu nói.

AB

Cùng chuyên mục
XEM