Nếu Triệu Vân để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng có xử chém không? Đáp án bất ngờ!

13/03/2023 07:55 AM | Sống

Gia Cát Lượng gạt nước mắt ra lệnh chém đầu Mã Tắc, vị tướng phạm sai lầm để mất Nhai Đình. Vậy, nếu người đó là Triệu Vân, kết cục sẽ ra sao?

Vào thời Tam Quốc, Nhai Đình là một vùng trọng yếu chiến lược trong lần Bắc phạt đầu tiên của Thục Hán. Nhai Đình là cứ điểm quan trọng giữa Hán Trung và Lũng Hữu. Dù nơi đây sở hữu địa thế dễ thủ khó công, nhưng một khi để mất Nhai Đình thì Thục Hán sẽ hoàn toàn bị đẩy vào thế bị động trong chiến dịch này.

Năm 228, Tào Ngụy lấy mục tiêu chính là Đông Ngô nên không phòng thủ Thục Hán. Do đó, ban đầu chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng khá thành công khi giành được nhiều ưu thế, thậm chí còn khiến cho phía Tào Ngụy hoàn toàn không ngờ tới.

Thục Hán đã có cơ hội giành chiến thắng cuối cùng, xoay chuyển thế cục Tam Quốc. Tuy nhiên, thất bại đáng tiếc ở Nhai Đình đã khiến cho Thục Hán buộc phải lui binh và bỏ qua thắng lợi ở ngay phía trước. Điều này để lại nhiều tiếc nuối cho chính Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán. Chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất vì thế cũng thất bại.

Sau thất bại này, tất cả các tướng lĩnh của Thục Hán đều đúc kết kinh nghiệm và cho rằng nguyên nhân là do Nhai Đình thất thủ và sai lầm của Mã Tắc, vị tướng được chọn trấn thủ vùng trọng yếu này.

Nếu Triệu Vân để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng có xử chém không? Đáp án bất ngờ! - Ảnh 1.

Mã Tắc làm trái phương án của Gia Cát Lượng, dẫn tới Nhai Đình bị thất thủ.

Trong Tam Quốc chí, trước khi cầm quân ra trấn thủ Nhai Đình, Gia Cát Lượng nhiều lần dặn dò Mã Tắc phải chọn đóng quân ở giữa đường và giữ lấy nguồn nước thì mới cố thủ được. Tuy nhiên, không ngờ do Mã Tắc vốn là người chỉ biết bày binh bố trận ở trên sa bàn, thiếu kinh nghiệm thực chiến, hơn nữa lại tự cho mình là thông minh nên đã làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng. Kết quả Nhai Đình thất thủ, quân Thục buộc phải lui về Hán Trung.

Bản thân Gia Cát Lượng cũng thừa nhận rằng nguyên nhân chính thất bại là do ông không biết dùng người và sau sẽ thưởng phạt nghiêm minh, đồng thời khắc phục thiếu sót.

Gia Cát Lượng ra lệnh chém đầu Mã Tắc và tâu với hậu chủ Lưu Thiện tự mình xin giáng chức 3 bậc.

Vậy, giả sử nếu thay Mã Tắc bằng Triệu Vân đi trấn thủ Nhai Đình, kết cục sẽ ra sao?

Nếu Triệu Vân thay Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình?

Nếu Triệu Vân để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng có xử chém không? Đáp án bất ngờ! - Ảnh 2.

Triệu Vân là danh tướng có nhiều kinh nghiệm thực chiến phong phú.

Nếu Triệu Vân được tín nhiệm dẫn quân đến Nhai Bình trấn thủ, vị tướng này chắc chắn sẽ nghe theo chiến lược của Gia Cát Lượng. Ông sẽ chọn đóng quân ở trên đường cái và gần sông. Đến khi đại quân của Tư Mã Ý tới đây, cuộc chiến giữa đôi bên sẽ căng thẳng hơn nhiều.

Mặc dù Triệu Vân có thể đơn thương độc mã cao, dũng mãnh hơn người, khả năng chiến đấu cũng vượt xa tướng của Tào Ngụy là Trương Cáp, nhưng suy cho cùng cuộc chiến giữa hai bên không phải là sức mạnh cá nhân của các tướng lĩnh. Thay vào đó là sức mạnh và chất lượng chiến đấu của toàn quân.

Thực tế binh mã trong tay Triệu Vân không nhiều, trong khi lực lượng phía Tào Ngụy lại đông đảo hơn. Nhai Đình nhiều khả năng vẫn sẽ thất thủ, có điều cuộc chiến này sẽ trở nên căng thẳng và mất nhiều thời gian hơn.

Vậy, nếu Triệu Vân để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng có xử chém chém không?

Nhai Đình thất thủ, Triệu Vân có bị xử chém không?

Nếu Triệu Vân để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng có xử chém không? Đáp án bất ngờ! - Ảnh 3.

Nếu được giao trấn thủ Nhai Đình, Triệu Vân chắc chắn không mắc sai lầm như Mã Tắc.

Câu trả lời là không, vì 3 nguyên nhân sau đây.

Thứ nhất, tại thời gian diễn ra Bắc phạt lần thứ nhất, Triệu Vân là vị tướng duy nhất còn sống trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Ông là công thần khai quốc của nhà Thục Hán, một võ tướng dũng mãnh, mưu lược, hết lòng tận trung vì nước, nổi tiếng với nhiều chiến công lẫy lừng. Nếu Gia Cát Lượng xử trảm Triệu Vân thì quả thực Thục Hán sẽ không còn ai.

Thứ hai, Triệu Vân theo Lưu Bị chinh chiến nhiều năm trước khi lập nên Thục Hán. Ông từng lập nhiều chiến công vang danh Tam Quốc, lại 2 lần từng cứu được ấu chúa Lưu Thiện. Do đó, cho dù bại trận, với kinh nghiệm thực chiến phong phú, Triệu Vân cũng sẽ không mắc sai lầm như Mã Tắc khi bỏ trốn. Thay vào đó, rất có thể ông sẽ cùng đội quân trở về, hạn chế tối đa tổn thất và chờ mệnh lệnh của Gia Cát Lượng.

Thứ ba, ngay cả khi Triệu Vân để Nhai Đình thất thủ, điều này cũng không thực sự là lỗi của lão tướng này. Bởi suy cho cùng đại quân của Tào Ngụy quá mạnh, trong khi binh lực của Thục Hán lại yếu hơn nhiều. Do đó, việc để Nhai Đình rơi vào tay của Tào Ngụy là điều khó tránh khỏi.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163, iFeng

Theo Minh Hằng

Cùng chuyên mục
XEM