Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?

11/10/2017 13:29 PM | Kinh doanh

Ba tập đoàn này đứng sau một loạt thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ tại Việt Nam như Nike, Levi's, Mango, Burberry, Rolex, Cartier, Hermes, Christian Louboutin...

Nhắc đến hàng hiệu, đa số mọi người nhớ ngay đến tên của doanh nhân Johanthan Hạnh Nguyễn với biệt danh “Vua hàng hiệu”. Ông Hạnh Nguyễn là chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific- IPP Group) hiện nắm giữ hàng chục thương hiệu thời trang trung, cao cấp tại Việt Nam như Burberry, Chanel, Versace, Rolex...

Đầu mối quản lý các hoạt động kinh doanh của gia đình ông Hạnh Nguyễn tại Việt Nam là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP). 2 công ty tên tuổi trong giới thời trang trung, cao cấp được quản lý bởi IPP là Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC).

Trong đó, DAFC là đầu mối kinh doanh một loạt thương hiệu cao cấp như Armani Exchange, Burberry, Bvlgari, Cartier, Rolex, Versace...

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 1.

Một số thương hiệu do Công ty thời trang và mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) phân phối

Còn ACFC là nhà phân phối những thương hiệu tầm trung-cao cấp như Tommy Hilfiger, GAP, Levi's, Diesel, Mango, Nike...

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 2.

Các thương hiệu do Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC) phân phối.

Tuy nhiên, thị trường thời trang hàng hiệu không chỉ có IPP và Johnathan Hạnh Nguyễn. Nữ doanh nhân Phạm Thị Mai Son và công ty Mai Son là một trong những người tiên phong mang thời trang quốc tế về với Việt Nam.

Công ty này phân phối và bán các sản phẩm mang thương hiệu quốc tế thông qua hệ thống 60 cửa hàng, từ những thương hiệu thời trang quốc tế như Christian Louboutin đến hàng hiệu bình dân như Topshop/Topman, Mango, Karen Millen, Coast, Bebe, Warehouse, Oasis, Charles & Keith, Pedro, Accessorize, Monsoon Children, Havaianas và NYS Sunglasses. Dấu ấn của Mai Son trên thị trường là sự hợp tác với thương hiệu Hamleys để mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 3.

Một số thương hiệu Maison phân phối

Trả lời phỏng vấn trên báo chí, bà Mai Son cho biết: “Mai Son thường chỉ chọn dòng sản phẩm mass (đại chúng) và high-end (cao cấp) chứ không quá luxury (xa xỉ)”.

Một tên tuổi khác trong làng thời trang hàng hiệu là CTCP Tam Sơn, thành viên của Tập đoàn Open Asia Group. Đây là nhà phân phối độc quyền những thương hiệu cao cấp như Hermès, Vacheron Constantin, Piaget, Chopard, Bottega Veneta, Saint Laurent, Kenzo, Hugo Boss và Bang&Olufsen. Ra đời từ năm 2007, Tam Sơn đang quản lý 17 cửa hàng tại các khách sạn và trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 4.

Hermès - Một thương hiệu cao cấp do Tam Sơn phân phối

Các công ty này hoạt động như thế nào? Theo dữ liệu của Công ty Cổ Phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC, doanh thu của các đơn vị kinh doanh hàng hiệu đều có sự tăng trưởng tốt trong 2 năm qua.

Tổng doanh thu của Mai Son và công ty thành viên MaiSon International Retail trong năm 2016 đạt gần 1.360 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước và dẫn đầu thị trường hàng hiệu. Lợi nhuận tổng của 2 công ty này cũng lên tới 113 tỷ đồng mặc dù MaiSon International Retail mới thành lập năm 2015 và trong năm đó lỗ 31 tỷ đồng.

Tam Sơn thể hiện đẳng cấp vượt trội về lợi nhuận khi năm 2015, 2016 đạt lần lượt 184 tỷ đồng và 158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Doanh thu của Tam Sơn năm 2016 đạt 1.117 tỷ đồng – tăng gần 18%.

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 5.

 Nắm trong tay hầu hết các thương hiệu thời trang từ đại chúng tới xa xỉ, bộ ba IPP – Tam Sơn – Mai Son đang làm ăn ra sao?  - Ảnh 6.

Với những con số đó, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tam Sơn không hề thấp, lần lượt là 19,5% và 14% trong 2 năm 2015, 2016.

Con số này ở Mai Son (tính dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận của Mai Son và MaiSon International Retail) chỉ ở mức 6-8%.

2 công ty của IPP thậm chí còn thấp hơn. ACFC (kinh doanh hàng trung, cao cấp) đạt doanh thu năm 2017 là 775 tỷ đồng – tăng trưởng 11,3% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 15 tỷ đồng – gấp 3 lần năm 2015. Tuy nhiên như vậy, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2016 chỉ chưa đầy 2%.

Còn đối với DAFC – đơn vị kinh doanh hàng cao cấp, doanh thu năm 2016 đạt 853 tỷ đồng – tăng 7,5% và lợi nhuận đạt 25 tỷ đồng – giảm 39% so với năm trước. Tỷ suất sinh lời chưa đầy 3%.

Theo Mai Linh

Cùng chuyên mục
XEM