Muốn dạy con có nhân cách tốt, phải cảnh giác với 4 cách giáo dục này

10/03/2023 10:45 AM | Sống

Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất và có những điểm sáng riêng. Là cha mẹ, chúng ta nên đồng hành cùng con bằng cả trái tim, khám phá ưu điểm và thế mạnh của con, thay vì phủ nhận chúng một cách bất chấp.

Một cuộc khảo sát từng chỉ ra rằng cha mẹ quan tâm nhất đến kết quả học tập và sự phát triển trí tuệ của con cái, nhưng điều họ lo lắng nhất lại là các vấn đề về hành vi và nhân cách. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục con, để rồi hối hận khi trẻ xuất hiện những vấn đề như tự cô lập, lo lắng, nổi loạn và chống đối xã hội.

Trên thực tế, ngay từ khoảng 2 tuổi, trẻ đã bước vào giai đoạn phát triển tính cách quan trọng và chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách nuôi dạy của cha mẹ. Nếu bạn muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có nhân cách tốt, phải cảnh giác với 4 phương pháp giáo dục này.

Muốn nuôi dạy con cái có nhân cách tốt, nhất định phải cảnh giác với 4 cách giáo dục này - Ảnh 1.

1. Nghiêm khắc, chuyên quyền

Nhà tâm lý học Baker (Mỹ) từng nói: "Cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có thể ép con hình thành những thói quen tốt nhưng cũng sẽ khiến trẻ gò bó, ỷ lại, rụt rè, không dám nói ra, không thích làm công việc khó. Chúng cũng không thích tham gia các hoạt động sáng tạo và những thiếu sót khác".

Cha mẹ độc đoán thường sẽ dạy dỗ con cái phát triển hai tính cách: một là nhút nhát, quá ngoan ngoãn và ỷ lại, không có quyết đoán và hay phục tùng; hai là rất bướng bỉnh, nổi loạn. Phương pháp giáo dục này vẫn chưa coi trẻ em là những cá thể bình đẳng và độc lập, chỉ có thể nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ và sống cuộc sống theo yêu cầu của người lớn.

Đứa trẻ có khả năng phát triển riêng, không nhất thiết phải chạy theo yêu cầu của cha mẹ trong từng lời nói, việc làm. Hãy tôn trọng quyền tự chủ của trẻ, lắng nghe ý kiến, quan điểm của trẻ. Khi hướng dẫn trẻ, hãy thay thế việc la mắng bằng cách phê bình "tôn trọng", thay thế sự kiểm soát độc đoán bằng môi trường gia đình hòa thuận và dân chủ, sử dụng thảo luận thay vì giảng dạy.

Bằng cách này, cha mẹ và con cái có thể đạt được một tình huống đôi bên cùng có lợi: bạn tích cực hướng dẫn bọn trẻ và bọn trẻ đánh giá cao thái độ thân thiện của bạn.

2. Chiều chuộng quá mức

Đứa trẻ được xem là trung tâm, có địa vị cao hơn trong gia đình và được đối xử đặc biệt; dễ dàng được đáp ứng các nhu cầu khác nhau; không phải làm bất cứ công việc nhà nào... Đây đều là những biểu hiện của việc cưng chiều trẻ quá mức.

Những đứa trẻ lớn lên trong cách giáo dục này dễ nảy sinh tính ích kỷ, kiêu ngạo, ỷ lại, lười biếng, tự cho mình là trung tâm… Chúng không có lòng nhân ái, trách nhiệm, tính kiên nhẫn, tinh thần chăm chỉ, rất dễ nản chí.

Dù cha mẹ có yêu con đến đâu cũng phải có chừng mực. Cần phải dạy cho trẻ quy tắc, để trẻ biết chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm của mình và hình thành những thói quen tốt; sẵn sàng buông tay, không làm bất cứ điều gì mà đứa trẻ nên làm, để con học cách tự lập và biết ơn thông qua việc thực hành.

3. Thường xuyên phàn nàn, căng thẳng về cảm xúc

Nhiều bậc cha mẹ luôn thích bày tỏ sự không vừa ý và đủ thứ khó khăn trong cuộc sống. Họ thở dài và lo lắng hàng ngày, thậm chí còn phàn nàn và kể lể với con cái mọi lúc.

"Nhà chúng ta nghèo, con phải chăm chỉ đi học và khiến cha mẹ tự hào", "Người như cha con muốn làm gì cũng không được, sau này bạn không bao giờ được học từ ông ấy", "Hãy nhìn bố mẹ vất vả như thế nào tất cả là vì lo cho con"...

Trẻ em tuy còn nhỏ nhưng khả năng cảm nhận cảm xúc không thua kém gì người lớn, có lúc dù cha mẹ không nói nhưng trẻ cũng có thể cảm nhận được bầu không khí u uất, đau khổ, buồn bã. Trẻ lớn lên trong môi trường này dễ nảy sinh tính cách bi quan, tiêu cực, tự ti, mong manh, rụt rè.

Thế giới của trẻ thơ phải trong sáng, đẹp đẽ và vui tươi, việc ép trẻ phải tiếp xúc với quá nhiều điều phức tạp và tiêu cực trong thế giới người lớn sẽ khiến trẻ bị áp lực tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Là cha mẹ, hãy cố gắng hết sức tạo không khí đầm ấm, vui vẻ để con lớn lên, biết cách điều chỉnh cảm xúc, bớt phàn nàn và truyền cho con nhiều năng lượng tích cực, lạc quan.

4. Giao tiếp bạo lực

Nhiều bậc cha mẹ có tấm lòng với con nhưng lại không biết cách giao tiếp, thường làm tổn thương con mà không biết. Bỏ bê cảm xúc, chế giễu mỉa mai và so sánh trẻ với người khác đều là những ví dụ về "giao tiếp bạo lực".

Đứa con hăng hái khoe với mẹ tác phẩm đã hoàn thành, còn mẹ thì bận công việc đang làm, trả lời: "Bỏ qua một bên, mẹ không có thời gian xem". Đứa nhỏ phạm chút sai lầm, liền trách: "Chuyện nhỏ này làm không tốt, sau này có làm nên trò trống gì?". Những đứa trẻ bị cha mẹ mắng mỏ trong thời gian dài thường đầy bất an, nhạy cảm và hay nghi ngờ, dễ bị hạ thấp lòng tự trọng, hay lo lắng về những điều được và mất.

Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất và có những điểm sáng riêng, là cha mẹ, chúng ta nên đồng hành cùng con bằng cả trái tim, khám phá ưu điểm và thế mạnh của con, thay vì phủ nhận chúng một cách bất chấp. Khi giao tiếp với con, cha mẹ cũng nên kiên nhẫn hơn, duy trì sự ổn định về tình cảm, bớt bạo lực bằng lời nói, nên động viên nhẹ nhàng. Chỉ có kỷ luật tích cực như vậy mới có thể nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, có nhân cách tốt.

Theo Hiểu Đan

Cùng chuyên mục
XEM