Mùa đông trời lạnh ngại tắm, đừng lo vì khoa học cho rằng 1 tuần chỉ nên tắm 2 lần, rửa tay thường xuyên thôi là đủ sạch

06/11/2017 16:52 PM | Sống

Tắm là một hoạt động có tính hình thức nhiều hơn thực tiễn, nó loại bỏ mùi cơ thể cũng như bụi bẩn thế nhưng không giúp chúng ta tránh vi khuẩn, khỏi ốm hay "sạch" hơn.

Theo lịch sử, tắm từng là một công việc được chúng ta thực hiện rất thường xuyên, tới cả động vật chúng cũng tắm mặc dù tần suất không nhiều như con người và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ xung quanh.

Theo nhà sử học Katherine Ashenburg, người Roman cổ rất thích tắm, họ tắm rửa mỗi ngày, điều này đúng với cả người Ai Cập cũng như Hy Lạp cổ đại, họ rất thích tắm.

Một hồ tắm công cộng của người Roman cổ.
Một hồ tắm công cộng của người Roman cổ.

Thế nhưng, sau khi triều đại Roman sụp đổ, con người không còn được tiếp cận tới nguồn nước sạch nhiều, đều như trước đó nữa và việc tắm bị gián đoạn. Con người sau đó vẫn tắm nhưng không còn nhiều như trước đây.

Vào thế kỉ 14, việc tắm rửa của con người lại gặp phải một rào cản lớn. Thời điểm này một chuyên gia y tế tại Paris lớn tiếng cho rằng tắm rửa có thể gây hại tới sức khỏe. Lý do được người này đưa ra rất ngô nghê vì chúng ta thường tắm bằng nước nóng, mà tắm nước nóng sẽ làm giãn nở mao mạch (lỗ chân lông) và từ đó vi khuẩn có thể tiếp xúc, dễ bám lấy cơ thể.

Trong 500 năm tiếp theo kể từ phát biểu sai lệch và không chính xác đó, con người tắm ít hơn hẳn. Có tắm họ cũng chỉ sử dụng nước lạnh và tất nhiên, tắm bằng nước lạnh vào mùa đông thì không thoải mái chút nào.

Và giờ đây, khi mà khoa học, y tế phát triển hơn bao giờ hết, người ta lại quay trở về với câu hỏi, liệu có nhất thiết phải tắm rửa mỗi ngày? và tắm xong liệu có khỏe hơn không? Tắm mang lại lợi ích sức khỏe nào?

Bác sĩ Elaine Larson cho rằng tắm rửa chỉ mang tính hình thức, mọi người nghĩ rằng tắm để cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật, vi khuẩn nhưng nhìn về khía cạnh khoa học, nó chẳng đúng chút nào.

Trong phát hiện của mình, bà cho rằng những loại xà phòng diệt khuẩn đến 99% thực chất chẳng khác gì những loại xà phòng không diệt khuẩn. Đây là nói về khía cạnh vi trùng, bệnh tật và nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể kì hay cọ vi khuẩn bay khỏi cơ thể để không nhiễm bệnh, bạn càng nhầm hơn.

"Tắm rửa sẽ loại bỏ các mùi cơ thể hay bụi bặm bám trên da", bà nói. Thế nhưng để bảo vệ cơ thể tốt hơn khỏi bệnh dịch, có lẽ chỉ cần rửa tay nhiều hơn thôi là đã khỏe hơn rồi.

Thậm chí, bác sĩ Elaine Larson còn cho rằng tắm rửa quá nhiều còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tắm quá nhiều, nhất là vào mùa đông, da dễ gặp phải tình trạng khô, nứt nẻ và rồi tạo nên những vết thương hở nhỏ li ti từ đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bác sĩ Larson cho rằng nếu da vẫn khô, không quá nhiều bụi bẩn hoặc mồ hôi thì không nhất thiết phải tắm.


Bác sĩ Elaine Larson.

Bác sĩ Elaine Larson.

Nhà nghiên cứu Brandon Mitchell thuộc Đại học George Washington cũng đồng tình với quan điểm trên, vị trợ lý giáo sư này cho rằng con người đang tắm hơi nhiều quá. Ông cho hay da tiết ra một loại dầu tự nhiên để làm cho da mềm mại, ẩm cũng như tạo thành một hệ thống miễn dịch tự nhiên để chống lại vi khuẩn. Tắm rửa quá nhiều sẽ phá hoại lớp bảo vệ này.

Trợ lý giáo sư, bác sĩ Brandon Mitchell.
Trợ lý giáo sư, bác sĩ Brandon Mitchell.

Vậy, tắm thế nào cho hợp lý?

Câu trả lời sẽ bất ngờ với nhiều người, thế nhưng ông Mitchell cho hay tùy thuộc vào thể trạng, cân nặng hay mức độ bốc mùi của bản thân, chúng ta chỉ nên tắm 1 tới 2 lần mỗi tuần. Phát biểu thêm, Mitchell cho hay cơ thể là một cỗ máy hoàn hảo, bạn không cần tắm mỗi ngày hay làm thay việc của tự nhiên vốn thế.

Nhiều người đọc đến đây sẽ cho rằng không tắm thì bẩn chết, dễ nhiễm bệnh này nọ. Đừng vội, bẩn hay sạch là do chúng ta bị ám ảnh mà thôi còn khi nói đến bệnh tật, rửa tay thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều bệnh tật. Bà Larson cho hay bàn tay con người tiếp xúc với rất nhiều thứ mỗi ngày trong số đó có nhiều vi khuẩn gây hại. Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ rất nhiều tế bào chết từ đó chúng khó lòng xâm nhập cơ thể hơn.

Chúng xâm nhập bằng cách nào ư? Mút tay, giụi mắt hay thậm chí là ngoáy mũi cũng là hành động đưa vi khuẩn vào cơ thể.

"Tôi thường nói với những bệnh nhân của mình rằng họ có thể tắm mỗi ngày thế nhưng đừng kì cọ toàn bộ cơ thể hay dùng quá nhiều các loại xà phòng, sữa tắm. Có một số bộ phận cần được vệ sinh kĩ càng hơn đó là nách, mông và bẹn, lý do chủ yếu chỉ là vì chúng bốc mùi và khiến chúng ta cảm thấy bẩn. Những phần còn lại của cơ thể không bốc mùi nhiều tới thế và chúng không cần thiết phải vệ sinh mỗi ngày", Mitchell nói.

P.V

Cùng chuyên mục
XEM