Một tuần chẩn bệnh cho 2 ca ung thư dạ dày! Bác sĩ cảm khái: Một người 25, một người 30...

08/04/2022 07:10 AM | Sống

Theo số liệu thống kê, số bệnh nhân ung thư dạ dày rất lớn và đang có xu thế trẻ hóa.


Bệnh nhân 25 tuổi dạ dày to như cái trống, vừa kiểm tra thì phát hiện ra ung thư

Cô Vân nhà ở Đồng Nai, đang làm cho một doanh nghiệp địa phương. Ỷ vào mình trẻ, khỏe, thà bận chứ không đi ăn cơm, hoặc là tan làm thì ăn nhậu với bạn bè và ăn những món ăn như thịt xiên nướng, các món ăn cay nóng...Hai tháng trước, cô đột nhiên cảm thấy cô không còn hứng thú với mấy món ăn này. Cô hay thấy mình bị trướng bụng, ợ chua. Mỗi lần ăn gì đó, chứng bệnh này càng trở nên nghiêm trọng.

Nghĩ tới trước kia mình hay bị đau dạ dày, cô Vân đi tới bệnh viện để kiểm tra dạ dày. Kết quả kiểm tra như giáng cho cô ấy một đòn vào đầu – Ung thư dạ dày. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân cô ấy bị ung thư là do "Thói quen ăn uống không có quy luật". Cô Vân nghĩ không thông, bản thân còn trẻ như vậy sao có thể bị ung thư được.

Cô Vân không tin nên lại tới bệnh viện, bác sĩ làm kiểm tra toàn diện cho cô. Sau khi nội soi dạ dày và kiểm tra sinh thiết xong, cô được chẩn đoán là ung thư giai đoạn đầu. May thay, giai đoạn ung thư dạ dày của cô Vân cũng không tính là muộn, trải qua phẫu thuật ngoại khoa và trị liệu tổng hợp thì sẽ có dấu hiệu tốt. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định phẫu thuật triệt để ung thư bằng biện pháp nội soi vùng bụng. Phẫu thuật thành công, cô Vân nhanh chóng hồi phục và xuất viện.

Một tuần chẩn bệnh cho 2 ca ung thư dạ dày! Bác sĩ cảm khái: Một người 25, một người 30... - Ảnh 1.

Nhân viên văn phòng 30 tuổi mắc ung thư dạ dày có liên quan tới gia đình

Trùng hợp, trong cùng một tuần, bác sĩ nhận được thêm một ca trẻ tuổi mắc ung thư dạ dày.

Cô Tuyết, năm nay vừa tròn 30 tuổi. Hơn một năm trở lại đây, cô luôn cảm thấy vùng bụng trên trướng to, buồn nôn...Mới đây, cô thấy xuất hiện triệu chứng nôn thốc nôn tháo nên mới đến bệnh viện làm kiểm tra nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện dạ dày của cô có một khối u tầm 2 x 3cm, bệnh lý cho thấy đây là ung thư.

Nghe thấy tin này, cô Tuyết như bị sét đánh ngang tai, nhưng cô bình tĩnh lại thì cảm thấy như trong dự đoán. Cha của cô mười mấy năm trước đã mắc ung thư dạ dày.

Rất nhiều người không biết, nhân tố nguy cơ cao dẫn tới ung thư dạ dày đó là nhân tố di truyền. Giống như cô Tuyết, những người có quan hệ thân thích với người mắc bệnh như cha mẹ và anh chị em ruột thì rủi ro mắc bệnh cao gấp 2-3 lần người bình thường.

Trừ nhân tố di truyền không thể tránh ra, thói quen ăn uống trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân có nguy cơ cao. Cho nên, trong gia đình có người mắc bệnh, nhất định phải năng kiểm tra thân thể.

May mắn sau một ca phẫu thuật thì khối u của cô Tuyết đã bị cắt bỏ.

Một tuần chẩn bệnh cho 2 ca ung thư dạ dày! Bác sĩ cảm khái: Một người 25, một người 30... - Ảnh 2.

Những điều cần cảnh giác

Bình thường, ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào những con đường dưới đây để "ngụy trang" bản thân, hại người:

1. Khó phân biệt với viêm dạ dày

Ung thư thời kỳ đầu sẽ dễ dàng nhầm lẫn với viêm dạ dày bình thường.

Có nhiều bệnh nhân thậm chí không thể hiện rõ bệnh trạng, cho nên, khi được chẩn đoán mắc ung thư, thì đã là ung thư giai đoạn 3 và 4, mức độ ác tính cao.

2. Ung thư thời kỳ muộn làm phẫu thuật, cũng có khả năng lại tái phát

Bệnh nhân ung thư thời kỳ giữa và muộn, cho dù có làm phẫu thuật ngoại khoa, rủi ro di căn vẫn lớn, tỷ lệ sống sót dưới 30%. Nhưng nếu chữa trị kịp thời, tỷ lệ sống lên tới hơn 90%, thậm chí có thể khỏi hẳn.

Một tuần chẩn bệnh cho 2 ca ung thư dạ dày! Bác sĩ cảm khái: Một người 25, một người 30... - Ảnh 3.

Cách để nuôi dưỡng dạ dày khỏe?

1. "3 phần trị"

Người mắc bệnh phải chữa trị tích cực và kịp thời. Đừng cho rằng dạ dày không khỏe chỉ là chuyện nhỏ, mặc kệ bản thân uống thuốc linh tinh có thể dẫn tới bệnh tình ngày càng biến nặng.

Làm kiểm tra nội soi dạ dày. Đừng vì sợ mà trốn tránh việc kiểm tra, bây giờ y học đã có phương pháp nội soi không đau.

2. "7 phần dưỡng"

Chúng ta phải cẩn thận trong khi ăn cơm ngoài quán, dùng đũa lại của người khác. Đây là cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm vi khuẩn HP có hiệu quả hiện nay.

- Hãy ăn chậm: Một miếng cơm đề nghị nhai kỹ 20 -30 lần.

- Hãy ăn nhạt. Tuy muối làm cho món ăn thêm đậm vị, nhưng ăn như vậy, về lâu dài, sẽ âm thầm làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Ba bữa đúng giờ: Axit dạ dày tiết ra theo quy luật, đến giờ cơm, dạ dày sẽ tự động tiết ra axit tiêu hóa và đợi thức ăn tới. Nếu vào giờ cơm, bạn không ăn cơm, để dạ dày rỗng, dịch vị sẽ tích tụ, nồng độ axit tăng lên, dễ dẫn tới viêm dạ dày mãn tính...

- Cai thuốc và rượu: Thuốc và rượu gây kích thích lớn với dạ dày, sẽ làm trầm trọng hơn viêm dạ dày mãn tính...

Đỗ Long

Từ khóa:  Ung thư dạ dày
Cùng chuyên mục
XEM