Moody's cảnh báo Việt Nam không nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

29/01/2018 14:02 PM | Kinh tế vĩ mô

Theo Moody's, Việt Nam nên cẩn trọng hơn đối với việc mở rộng chính sách tiền tệ vì điều này có thể mang đến rủi ro cho nền kinh tế và ngành ngân hàng.

Trong email trả lời Bloomberg vào ngày 26/01, bà Anushka Shah của Trung tâm Dịch vụ Đầu tư Moody's tại Singapore cho biết: "Trong bối cảnh Chính phủ tập trung hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tiếp tục theo đổi một chính sách tiền tệ trung lập hoặc thích ứng".

"Tuy nhiên, chính sách tiền tệ nới lỏng có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng nhanh", bà Shah nói thêm. "Tăng trưởng tín dụng tiếp tục nhanh hơn có thể gây ra rủi ro cho ngành ngân hàng bằng cách làm xói mòn vùng đệm vốn".

Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong năm 2018, sau khi bất ngờ cắt giảm lãi suất vào năm ngoái. Theo khảo sát của Bloomberg, tình hình điều hành lãi suất ở Việt Nam khác với một số nước ở Đông Nam Á như Malaysia. Tuần trước, các nhà làm chính sách của Malaysia có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ. Việt Nam muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng nhanh nhất thế giới, đồng thời vẫn chú ý đến các rủi ro bao gồm nợ xấu.

Moodys cảnh báo Việt Nam không nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ - Ảnh 1.

Tăng trưởng tín dụng (màu đen); lạm phát (màu đỏ) của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017. (Biểu đồ của Bloomberg dựa trên số liệu của Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục thống kê)

Tăng trưởng tín dụng đạt 18,2% năm 2017, Ngân hàng Nhà nước dự báo con số này là 17% trong năm nay. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo vào hồi tháng 12 về việc mở rộng tín dụng nhanh chóng ở Việt Nam. WB cho rằng Việt Nam đang chấp nhận rủi ro quá mức và điều này làm giảm chất lượng tài sản.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết NHNN sẽ "quản lý tăng trưởng tín dụng một cách linh hoạt và thận trọng để hỗ trợ các công ty và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi đó vẫn có thể hạn chế rủi ro trong một số lĩnh vực".

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay có thể đạt mức 6,8% như 2017, cao hơn mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đặt ra.

"Cải thiện quản trị và kiếm soát tham nhũng sẽ giúp Việt Nam duy trì tính cạnh tranh như một nền kinh tế thị trường, và khiến nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến Việt Nam, ngay cả trước những cú sốc với tổng cầu trên thế giới", bà nói.

Theo bà Shah, tiếp tục cải cách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cải thiện khả năng cạnh tranh là rất tích cực. Bà nói thêm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ được tiến hành dần dần dù các tập đoàn hay tổng công ty có quy mô khá lớn.

Theo Lan Anh

Cùng chuyên mục
XEM