Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ "còn trong ký ức"

08/04/2022 08:24 AM | Sống

Những món nội thất được chế tác tinh xảo, tạo nên sự uy nghi, bề thế cho những gia đình giàu có thời xưa.

Thay vì những món nội thất theo các tone màu hiện đại, sặc sỡ, nhiều sự lựa chọn cho gia chủ, ở thời “ông bà anh”, đa phần những gia đình giàu có, có điều kiện đều sử dụng những món nội thất bằng gỗ.

Từng chi tiết trên những chiếc bàn, ghế gỗ… đều được chạm khắc, gọt vót tỉ mỉ bởi bàn tay tinh xảo, khéo léo của người nghệ nhân. Đồ gỗ tạo nên sự uy nghi, bề thế cho những gia đình sở hữu chúng.

Tuy nhiên ngày nay, những món nội thất này đã dần trở nên lỗi thời, không còn được ưa chuộng bởi giá thành cao, tính ứng dụng không còn phù hợp. Chúng ta chỉ có thể bắt gặp chúng ở những ngôi nhà của ông bà để lại hoặc những không gian theo phong cách truyền thống, cổ xưa.

Trường kỷ

Trường kỷ là một từ Hán - Việt, mang ý nghĩa là ghế dài, ghế tựa. Ở những thế kỷ trước, nó được coi là vật dụng không thể thiếu trong phòng khách mỗi gia đình người Việt, đặc biệt là những gia đình giàu có, có điều kiện. Nó thường được kê ở chính giữa nhà, gần bàn thờ gia tiên.

Một bộ trường kỷ thông thường bao gồm: 2 ghế dài có dựa, 1 bàn dài gần bằng ghế, 2 bàn vuông nhỏ hay còn gọi là đợt hay tíu. Mọi chi tiết trên bộ trường kỷ từ chân bàn, chân ghế, lưng tựa ghế đều được chạm trổ rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Đó là những hình ảnh tả lại các tích xưa của người Việt, hình rồng bay, phượng múa…

Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ còn trong ký ức - Ảnh 1.

Trường kỷ gỗ là một trong những vật dụng để những gia đình giàu có thể hiện sự bề thế, uy nghi. (Ảnh minh họa)

Trường kỷ phải được làm bằng những loại gỗ tốt như gỗ lim, gỗ cẩm…, được làm hoàn toàn thủ công để đem lại độ bền đẹp tốt nhất. Ứng dụng trong cuộc sống, nó được sử dụng làm nơi tiếp khách, nơi gia đình quây quần ăn cơm, uống trà hay nơi làm việc, viết sách…

Ngày nay, trường kỷ cũng dần bị thay thế bởi những loại bàn ghế phòng khách hiện đại, hợp thời và phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn.

Tủ chè

Bên cạnh trường kỷ, tủ chè cũng là một trong những món nội thất không thể thiếu trong phòng khách của những ngôi nhà cổ. Chúng cũng được làm nên từ nguyên liệu gỗ, được chạm khắc hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ.

Ngoài công dụng để cất giữ đồ đạc, tủ còn có thể được nhiều gia đình tận dụng để làm trưng bày những vật dụng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp và sự uy nghi, bề thế cho phòng khách ngôi nhà.

Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ còn trong ký ức - Ảnh 2.

Chiếc tủ chè thường đi cùng bộ với bộ trường kỷ. (Ảnh minh họa)

Thay thế cho chiếc tủ chè truyền thống này hiện nay là những loại tủ hiện đại, đa năng hơn về cả công dụng lẫn thiết kế. Có thể kể tới các loại tủ kết hợp với kệ, giá để, hay các loại tủ âm tường.

Sập, phản

Danh từ sập gỗ, phản gỗ chắc hẳn còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người ở thành phố. Tuy nhiên, nó lại là niềm ao ước của biết bao con người ở những thế kỷ trước.

Sập và phản gỗ được làm nên từ những miếng gỗ lớn, có 4 chân như một chiếc giường. Người xưa thường đặt sập và phản ở góc phòng khách, là nơi để khi khách khứa đến đông có thể ngồi lại trò chuyện, vui chơi, hoặc khi mệt mỏi có thể ngả lưng để nghỉ ngơi.

Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ còn trong ký ức - Ảnh 3.

Sập, phản gỗ được vừa được dùng làm nơi tiếp khách, vừa để ngả lưng nằm nghỉ khi mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Sập và phản gỗ ít phổ biến hơn, chỉ có thể bắt gặp ở những gia đình nào có diện tích phòng khách thật sự rộng và đủ chỗ bài trí nó.

Hiện nay, sập và phản vẫn được những ngôi nhà có kiến trúc cổ, hoặc nhà thờ của dòng họ sử dụng.

Chạn bát

Thay vì những chiếc tủ bếp hiện đại như ngày nay, người xưa thường cất bát, đũa và các nguyên liệu, gia vị dùng trong nhà bếp trong một chiếc chạn.

Khác với những vật dụng trên, không chỉ có nhà giàu mà đa số gia đình nào cũng có một chiếc chạn để phục vụ cho gia đình mình. Chúng có thể khác nhau ở loại gỗ, kích thước…tuy nhiên thông thường đều có phần khung hình chữ nhật, chia là 3 tầng theo những mục đích sử dụng khác nhau.

Thông thường, tầng dưới cùng sẽ để úp nồi, cái rổ, cái rá, tầng 2 để các loại bát đĩa, tầng trên cùng là các loại nguyên liệu nấu nướng như đường, muối, nước mắm, dầu ăn… Bên ngoài hay nóc chạn có thể treo, để thêm các đồ vật khác tùy vào gia chủ.

Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ còn trong ký ức - Ảnh 4.

Chạn bát là món nội thất hầu như nhà người Việt xưa nào cũng có. (Ảnh minh họa)

Có thể nói, chạn bát là một phần tuổi thơ của đa phần người Việt. Tuy nhiên hiện nay, vật dụng này gần như bị “xóa sổ”, rất hiếm có khó tìm. Có lẽ chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng trong ký ức và bồi hồi mỗi khi nhớ về.

Chõng tre

Chõng không làm từ gỗ mà chủ yếu được làm từ tre. Chõng tre thường được kê ngoài sân, vườn, dùng làm nơi tiếp khách, hay những lúc cả gia đình ngồi quây quần trong đêm trăng, uống trà, trò chuyện.

Có thể nói, chiếc chõng là nơi chứng kiến tuổi thơ của bao người con, khi được bà, được mẹ, cùng những lời ầu ơ ru ngủ trên chiếc chõng.

Món đồ 50 năm trước nhà giàu mới dám dùng, đến giờ lỗi thời chỉ còn trong ký ức - Ảnh 5.

Chõng che thường được đặt ở sân, vườn thay vì phòng khách. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, chõng che vẫn được ưa chuộng với kiểu dáng được cách điệu đi nhiều. Nó vẫn mang trong mình sự bình yên, thanh đạm của làng quê Việt.

Theo Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM