Món canh nhiều người chê đắng nhưng tượng trưng cho phúc lộc ngày Tết, khi ăn nên lưu ý vài điều

24/01/2023 14:23 PM | Sống

Món canh đem lại phúc lộc ngày Tết

Món canh mướp đắng hay còn gọi là canh khổ qua thường không thể thiếu trong các ngày Tết miền Nam. Dù có vị đắng nhưng nhiều người cho rằng nên ăn mướp đắng vào những ngày đầu năm để "cái khổ nó qua đi" mà sẵn sàng rước phúc lộc vào nhà.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Việt Nam), trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.

27783004-917959445045987-12515-1388-4731-1518148431.jpeg

Mướp đắng có chứa một nguồn giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và provitamin A, cả hai đều quan trọng để xây dựng một làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương.

Nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Cao đẳng Công giáo Malankara cho thấy, polypeptide-p có trong mướp đắng có chức năng tương tự như insulin, một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

a.jpeg

Ngoài ra, mướp đắng còn được sử dụng để điều trị bệnh theo một số cách sau đây.

- Chữa viêm họng: Lượng hạt mướp đắng đủ dùng, nhai rồi nuốt lấy nước.

- Giải nhiệt, tiêu đờm, mát máu, nhuận tràng: Lấy quả mướp đắng tươi dùng ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, sẽ có hiệu quả.

- Trị sốt, khô miệng, viêm họng hầu: Dùng 15-30 quả mướp đắng đem đi sắc lấy nước uống.

- Bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Dùng quả mướp đắng đã chín, đem đi sắc lấy nước uống sẽ thấy có hiệu quả.

Tuy vậy, mướp đắng là loại quả có nhiều dược tính nên khi ăn nên thận trọng, cần phải lưu ý một số vấn đề bên dưới đây.

Những lưu ý quan trọng khi ăn mướp đắng ngày Tết

- Người mới phẫu thuật không nên ăn mướp đắng. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật xong sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.

- Người bị tiểu đường tránh ăn mướp đắng quá nhiều. Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

- Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.

3-meo-don-gian-giam-do-dang-cua-kho-qua-de-ai-cung-an-duoc-754-5347573.jpeg

- Tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.

 - Tránh ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy, mắc các vấn đề về dạ dày.

- Mướp đắng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của bạn. Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Tránh ăn mướp đắng khi đang bị huyết áp thấp. Trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.

Theo Tiểu Vy

Cùng chuyên mục
XEM