Mơ làm nên đại sự, vậy bạn đã thực sự hiểu "khát vọng" là gì chưa?

01/05/2022 13:10 PM | Sống

Khát vọng là những ước mơ, hy vọng hoặc hoài bão để đạt được đích đến trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng được xem như một mục tiêu bao trùm cả cuộc đời giúp mang lại nhận thức về mục đích và phương hướng.

Khát vọng thường hay bị đánh đồng với mục tiêu tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt. Mục tiêu thường tập trung vào hành động, có tính ngắn hạn hoặc tương lai gần. Ngược lại, khát vọng thường mang tính chất tổng quát và tập trung vào tương lai xa hơn.

Bài viết này sẽ đưa ra góc nhìn về những thể loại khát vọng, tác động của chúng đến cuộc sống của bạn và cách dùng khát vọng để thúc đẩy động lực để sống hết mình.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang ấp ủ những khát vọng lớn

Mỗi người đều có mức độ khát vọng khác biệt nhau. Một số người giữ khát vọng đơn giản trong đó những mục tiêu cũng tương đối dễ dàng đạt được. Một số khác có khát vọng lớn lao và tập trung vào việc có thể vươn đến những điều đó thay vì chỉ mơ ước.

(1/5) Mơ làm nên đại sự, vậy bạn đã thực sự hiểu khát vọng là gì chưa? - Ảnh 1.

Những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang có khát vọng lớn:

- Luôn ao ước về những mục tiêu cao cả.

- Luôn suy nghĩ về bước kế tiếp để đạt được ước mơ.

- Suy nghĩ về bức tranh toàn cảnh.

- Đánh giá những điểm yếu để trở nên mạnh mẽ hơn.

- Nỗ lực chăm chỉ để trở thành phiên bản tốt nhất.

- Được miêu tả là tham vọng hay thậm chí cố gắng quá mức.

Mức độ khát vọng cũng kết nối với nhận thức về giá trị của bản thân. Việc hướng đến những mục tiêu lớn cũng là động lực giúp bạn có niềm tin ở khả năng của bản thân rằng bạn có thể đạt được những khát vọng. Ngược lại, mục tiêu thấp sẽ dẫn đến thành tích không cao và kết quả là sự thiếu tự tin ở bản thân.

Những kiểu khát vọng

Những nghiên cứu chỉ ra rằng có hai loại khát vọng chính:

- Khát vọng bên trong: Đó là những khát vọng hướng tới việc giải tỏa nhu cầu tâm lý và đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hạnh phúc của cá nhân.

- Khát vọng bên ngoài: Loại khát vọng này sẽ tập trung vào việc đạt được một kết quả cụ thể như trở nên giàu có hoặc nổi tiếng. Đôi lúc, khát vọng bên ngoài sẽ làm tổn hại đến hạnh phúc và khả năng để đáp ứng khát vọng bên trong.

Khát vọng bên ngoài và bên trong đều có những điểm chung. Dưới đây sẽ đề cập đến những loại khát vọng có thể tìm thấy ở mỗi con người.

Khát vọng bên ngoài

Khát vọng bên ngoài thường xoay quanh những vấn đề có thể nhận biết trực diện như hấp dẫn về thể chất, trở lên giàu có, hoặc được nổi tiếng.

- Khát vọng tài chính: là kiểu khát vọng rất phổ biến ngoài xã hội trong đó tập trung vào việc đạt được mục tiêu cụ thể về tiền bạc (cũng như việc tự chủ về tài chính).

(1/5) Mơ làm nên đại sự, vậy bạn đã thực sự hiểu khát vọng là gì chưa? - Ảnh 2.

- Mục tiêu về sự nổi tiếng: được người khác quý trọng cũng là một mục tiêu bên ngoài thường thấy. Nhiều người có thể hướng đến mức độ nổi tiếng với một nhóm xã hội thu hẹp hơn.

Khát vọng về tài chính là dạng khát vọng phổ biến trong xã hội, nhưng thường cũng dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Theo nghiên cứu về tâm lý của Park LE, Ward DE, Naragon-Gainey K đã nhận định rằng những người đặt giá trị bản thân dựa trên thành công về tài chính sẽ dễ bị căng thẳng, lo lắng và giảm khả năng tự chủ.

Khát vọng bên trong

Khát vọng bên trong thường tập trung vào những vấn đề như hình thành mối quan hệ sâu sắc (gắn kết), sự đóng góp cho cộng đồng và thế giới (nhìn theo khía cạnh tổng quát), sở hữu một thể chất và tinh thần khỏe mạnh, và phát triển bản thân.

Những ví dụ cụ thể về những khát vọng bên trong bao gồm:

- Khát vọng xã hội: tập trung vào việc kết bạn, xây dựng mối quan hệ, tình nguyện cho một mục tiêu hoặc làm điều gì đó để đóng góp cho cộng đồng.

- Khát vọng gia đình: tập trung vào những chủ đề xoay quanh gia đình như bắt đầu một mối quan hệ, kết hôn và có con.

- Khát vọng kỹ năng: tập trung vào việc phát triển kỹ năng hoặc có tài năng trong một lĩnh vực nào đó mà bạn cảm thấy hứng thú. Ví dụ, bạn có thể khao khát trở thành một nhạc sĩ hoặc nghệ sĩ tài năng.

Khát vọng trong sự nghiệp có thể bao gồm nhân tố bên trong và bên ngoài. “Khát vọng trong sự nghiệp của bạn là gì?” là một dạng câu hỏi thường thấy trong các buổi phỏng vấn. Những khát vọng này tập trung vào những vấn đề như có được những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích liên quan đến nghề nghiệp.

(1/5) Mơ làm nên đại sự, vậy bạn đã thực sự hiểu khát vọng là gì chưa? - Ảnh 3.

Đôi khi những mục tiêu này gắn liền với những nhân tố bên ngoài như hình ảnh hoặc sự giàu có, nhưng cũng có thể gắn liền với sự phát triển bản thân, nhận thức cá nhân và đóng góp cho cộng đồng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khát vọng tập trung vào quyền lực hay sự tuân thủ xã hội hóa theo nhóm cũng được xếp vào dạng khát vọng bên ngoài, trong khi đó nếu tập trung vào mong muốn làm chủ và thể hiện bản thân thì là khát vọng bên trong.

Làm thế nào để nuôi lớn khát vọng?

- Đặt ra những câu hỏi cho bản thân: Những điều bạn hy vọng đạt được hay trải nghiệm trong một ngày là gì? Những hoạt động bạn đang theo đuổi, cảm thấy thích thú nhất hoặc có cảm hứng là gì? Hãy nghĩ đến những giấc mơ hay đam mê của bạn vì có thể đưa ra chỉ dẫn cho bạn về những điều giúp bạn cảm thấy khao khát hy vọng.

- Cho bản thân bạn thêm thời gian: Nên nhớ rằng tuy khát vọng có thể thúc đẩy và khơi gợi cảm hứng, bạn cũng không nên tạo áp lực lên bản thân rằng mình phải nhận ra ngay tức thì. Thay vào đó, hãy cho bản thân cơ hội để học hỏi và phát triển. Thử sức với những điều mới mẻ, thu thập dữ liệu về bản thân, và sau đó nhìn nhận xem những gì bạn đã học hỏi có thể góp phần xây dựng khát vọng như thế nào.

- Đừng so sánh bản thân với ai khác: Khát vọng không cần đong đếm qua mức độ vĩ đại hay cao quý mới trở thành quan trọng. Một vài người có những khát vọng rất lớn, nhưng không có nghĩa khát vọng ấy sẽ phù hợp với con người hay cuộc sống của bạn. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc tìm kiếm những khát vọng giúp bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng trong cuộc sống.

(1/5) Mơ làm nên đại sự, vậy bạn đã thực sự hiểu khát vọng là gì chưa? - Ảnh 4.

- Đi tìm mục đích: phác họa về những điều làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa và mục đích cũng là thứ có thể giúp bạn nuôi lớn khát vọng.

- Nói chuyện với chuyên gia: Đôi khi sự thiếu thốn về khát vọng có thể liên quan tới một vấn đề về tâm lý như sự lo lắng hay trầm cảm. Nếu bạn đang phải tranh đấu để thấy được khích lệ hoặc đánh mất sự quan tâm đối với những điều bạn đã từng thích thú, thì điều quan trọng nên làm đó là nói chuyện với một bác sĩ hay một chuyên gia tư vấn về tâm lý. Những phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm thuốc và các liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng trên.

Nguy cơ tiềm ẩn

Điều quan trọng là bạn nên nhận thức rằng khát vọng không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích. Một vài ví dụ về thời điểm mà chúng không hữu ích và thậm chí đem lại hậu quả tiêu cực:

- Khát vọng những thứ được xã hội hoặc văn hóa công nhận vượt lên trên việc điều đó có thực sự đem lại hạnh phúc cho bạn hay không.

- Khát vọng những điều quá viển vông hoặc ngoài tầm khả năng.

- Khát khao đó tạo nên những mâu thuẫn với đời sống hàng ngày của bạn hoặc phá hoại mối quan hệ của bạn với người khác.

Đồng thời, chúng dẫn đến những cảm xúc của sự thất vọng và bất hạnh khi mọi người không đạt được nguyện vọng đó. Bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách giữ một cái nhìn tích cực và phát triển ý thức một cách kiên cường và mạnh mẽ.

Khi một ước mơ hay mục tiêu không thành hiện thực, việc nâng đỡ bản thân đứng dậy và cố gắng với một thái độ tích cực sẽ giúp bạn tìm ra những phương thức khác để tiếp cận ước mơ hoặc đi tìm những khát vọng mới.

Hanhtit

Cùng chuyên mục
XEM