Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản – Một ví dụ điển hình của câu nói “Think globally, act locally”

05/03/2017 09:25 AM | Kinh doanh

Con người Nhật Bản luôn nổi tiếng về những suy nghĩ táo bạo và ý tưởng độc đáo. Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” là một minh chứng rất rõ ràng cho điều đó.

Sự ra đời của mô hình Mỗi làng một sản phẩm

Mỗi làng một sản phẩm (One village one product/OVOP) là một chương trình phát triển theo khu vực ở Nhật Bản. Nó đã được khởi xướng bởi Thống đốc tỉnh Ōita lúc bấy giờ là ông Morihiko Hiramatsu vào năm 1979. Việc thực thi chương trình này chính thức bắt đầu 1 năm sau đó.

Các làng, xã chọn lọc sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Giống như tên gọi của chương trình này, mỗi làng sản xuất một sản phẩm cạnh tranh và chủ yếu là kinh doanh để đạt được doanh thu bán hàng nhằm nâng cao mức sống cho người dân làng đó.

Mô hình OVOP ở Nhật Bản đã trở thành nguồn cảm hứng cho các chương trình tương tự ở hơn 40 quốc gia trên thế giới làm theo.

Thành tựu của mô hình OVOP

Tại sao các nước lại nên làm theo mô hình OVOP?

Có nhiều lý do khiến các nước khác làm theo mô hình OVOP của Nhật Bản:

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở những địa phương còn khó khăn thông qua các sản phẩm giá trị gia tăng cao

- Giúp người dân phát huy những thế mạnh của làng, xã mình và chủ động trong việc phát triển mô hình

- Quảng bá được sản phẩm và văn hóa của địa phương ra khu vực và thế giới. Qua đó, có thể trở thành điểm thu hút du lịch

- Nhận được sự trợ giúp của các chuyên gia, các cán bộ giảng dạy từ Nhật Bản với kinh nghiệm lâu năm để giúp nâng cao nhận thức về OVOP cũng như năng lực của họ, giúp tìm, và cải thiện những sản phẩm để tạo thành các “kho báu của địa phương”, tổ chức các buổi triển lãm, hội trợ và kết nối kinh doanh.

K.Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM