Millennials - Thế hệ "đam mê" ở thuê, đến quần áo và nội thất cũng thuê luôn nhưng tại sao?

02/07/2020 08:20 AM | Xã hội

Nếu Thế hệ X (1961 – 1981) nỗ lực cả đời để mua cho bằng được nhà riêng, thì Thế hệ Y (1981 – 1996) và Thế hệ Z (1997 – 2012) thoải mái… cứ ở thuê thôi cũng được.

Nguyên nhân: rất đơn giản: ngoài khả năng tài chính. Hầu hết thế hệ Y và Z, có nhà riêng là một ước mơ xa vời đối với họ.

Chỉ khoảng trên dưới 30% có nhà riêng

Hiện tại, nhân khẩu thế giới chủ yếu bao gồm 5 thế hệ: Thế hệ Baby Boomber (1943-1960), Thế hệ X (1961-1981), Thế hệ Y (1982 – 1996), Thế hệ Z (1997 – 2012) và Thế hệ Alpha (sau năm 2012). Trong 5 thế hệ này, Thế hệ Alpha vẫn còn là con nít.

Thế hệ Y (24-39 tuổi) đang là lực lượng lao động cốt yếu của toàn cầu, còn Thế hệ Z (8-23) mới có khoảng một nửa đang trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên).

Millennials - Thế hệ đam mê ở thuê, đến quần áo và nội thất cũng thuê luôn nhưng tại sao? - Ảnh 1.

Nếu các Baby Boomber và X lớn lên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển và mở rộng, thì thế hệ Y và Z lại thành niên đúng lúc nó chững lại, thậm chí tụt lùi. Lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng đông, mà con số tuyển dụng thì mỗi lúc một thấp. Hiển nhiên, thế hệ Y - Z trở nên dễ thất nghiệp nhất.

Ngược lại, giá thành nhà đất thì liên tục tăng cao. Nếu vào năm 2005 tại Mỹ, vẫn có khoảng 43% Thế hệ Y có nhà riêng thì hiện tại, con số này đã giảm xuống còn 37%. Tại Anh, tỷ lệ người thuộc thế hệ Y có nhà riêng còn "thảm" hơn nữa, 34%.

"Người khôn, của khó", chuyện làm giàu với Thế hệ Y - Z ngày càng gian nan. Nhưng dù có nghèo đến mấy, họ vẫn cần có nhà để ở, đặc biệt là với Thế hệ Y đã trong độ tuổi trưởng thành.

Không đủ tiền mua thì đi thuê

Trong điều kiện tài chính eo hẹp, các Thế hệ Y-Z bắt buộc phải buông bỏ mong muốn sở hữu nhà xuống. Dẫu vậy, họ không bao giờ buông bỏ khát khao được sống trong một căn hộ như mơ ước. Không đủ tiền mua thì cứ đơn giản là đi thuê, sau đó tân trang theo sở thích.

"Dù là của riêng hay thuê, một căn nhà vẫn cứ là một căn nhà," - Chelsey Brown (Mỹ), 27 tuổi khẳng định. "Tôi biết có nhiều chủ nhà cố ý hạn chế người thuê can thiệp vào không gian cho thuê. Nhưng tôi sẽ không đời nào thuê nhà của những người như thế."

Millennials - Thế hệ đam mê ở thuê, đến quần áo và nội thất cũng thuê luôn nhưng tại sao? - Ảnh 2.

Theo chia sẻ của Brown, cô muốn tường phòng khách phải ốp gạch, còn nền nhà bếp thì lát đá cẩm thạch. Vì thế, cô đã chọn thuê một ngôi nhà cho phép thay đổi thiết kế bên trong.

Cũng như Brown, hầu hết các Thế hệ Y-Z đều có chủ ý cá nhân. Họ muốn tự do trang trí căn hộ, xem đó như một thú vui và cách thức để lại dấu ấn.

Mở ra thời đại thuê tất tần tật

Trên khắp thế giới, Thế hệ Y-Z ở nhà thuê đua nhau khoe các không gian xinh xắn, đầy phong cách. Chỉ trong vòng 3 năm vừa qua, doanh số bán các loại cây cảnh trồng trong nhà ở Mỹ tăng hẳn 50%. Trên thị trường, các mặt hàng gia dụng liên tục xuất hiện mẫu mã mới. Ngay cả các mặt hàng xây dựng dễ tháo-lắp, thay thế như giấy dán tường, gạch lát sàn-ốp tường giả, dính cũng bán chạy như tôm tươi.

Nếu với Thế hệ X, thuê nhà chỉ là tạm thời trong lúc chưa đủ tài chính mua nhà mới thì với Thế hệ Y - X, "ở mướn" là chuyện… trọn đời. Nhưng mà, "Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một không gian ước mơ trong ngôi nhà cho thuê," – Brown khẳng định.

Nắm bắt xu thế, một số doanh nghiệp buôn bán đồ đạc nội thất liền mở thêm lĩnh vực cho thuê. Từ bàn ghế, giường, tủ, đồ đạc gia dụng… đều có thể "mướn" theo tháng/năm. Nhiều cửa hiệu còn phối hợp sẵn các phong cách xếp đặt khác nhau, để khách hàng tiện bề lựa chọn.

So với "mua đứt", tiền thuê đồ đạc nội thất dĩ nhiên cũng rẻ hơn. Thế hệ Y - Z là những người ưa thử nghiệm, "sính" sự hợp thời. Thay vì trung thành với một phong cách hay món đồ, họ thích chạy theo sự đổi mới. Với sự phổ biến của cho thuê nhà ở và đồ đạc nội thất, họ thoải mái trải nghiệm các kiểu không gian sống khác nhau.

Millennials - Thế hệ đam mê ở thuê, đến quần áo và nội thất cũng thuê luôn nhưng tại sao? - Ảnh 3.

Thế rồi ngoài nhà ở và đồ đạc nội thất ra, cái gì Thế hệ Y - Z cũng đi thuê được. Những cửa tiệm cho thuê trang phục, vật tư mọc lên nườm nượp. Dự đoán thế giới cho thuê sẽ tiếp tục mở rộng và vươn cao.

Vẫn nên "tem tém" lại, kẻo tự đốt tiền mà không biết

Mặc dù mọi thứ đều có thể thuê và thuê thì rẻ hơn mua, nhưng tựu chung vẫn mất tiền của. "Sau khi đóng tiền đặt cọc thuê nhà, tôi vẫn còn một khoản kha khá để sắm sửa đồ đạc nội thất," - Medina Grillo (Anh), 31 tuổi cho biết. "Mua thì tốn kém lắm, nên tôi quyết định đi thuê. Dù tiền thuê không cao, tôi vẫn luôn phải nhắc nhở bản thân đừng quá đặt tâm huyết vào việc trang trí, bày biện cho căn hộ".

Nguyên nhân là vì cô đã một lần dành hết thời gian và tiền bạc, biến ngôi nhà đi thuê thành không gian như ý của mình. Thế nhưng chưa ở được hết 3 năm, Grillo đã phải chuyển đi vì chủ nhà quyết định bán căn hộ. Mặc dù họ có trả lại tiền đặt cọc, nhưng Grillo và chồng con vẫn thấy vô cùng tiếc nuối, buồn rầu.

Millennials - Thế hệ đam mê ở thuê, đến quần áo và nội thất cũng thuê luôn nhưng tại sao? - Ảnh 4.

Nói sao thì, nhà thuê cũng vẫn là nhà của người khác. Một khi chủ nhà muốn lấy lại, người thuê không có quyền phản đối. Càng đặt nhiều tâm tư tình cảm vào bao nhiêu thì khi rơi vào tình cảnh bắt buộc phải rời đi càng đau xót bấy nhiêu.

So với thuê nhà, thuê đồ vật ít rủi ro hơn. Tuy nhiên vì chúng quá dễ thay thế, những người ưa đổi xoành xoạch sẽ "đốt tiền" không dừng được. Về lâu dài, tổng tiền thuê có thể còn lớn hơn mua.

Nhà là không gian riêng tư, chốn nghỉ ngơi và nơi bảo vệ chúng ta khỏi thế giới bên ngoài. Dù thế nào đi nữa, nếu không gian riêng tư ấy thật sự là của mình thì vẫn an ổn hơn.

Tham khảo Bbc

Vũ Huế

Cùng chuyên mục
XEM