Mây tầng nào gặp mây tầng đó: Vị trí khác biệt, suy nghĩ không tương đồng, đừng mất thời gian giải thích cho nhau hiểu

08/03/2022 14:05 PM | Sống

Haruki Murakami nói: Không phải tất cả các loài cá đều sinh sống cùng trong một vùng biển. Môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau thì nhận thức và cảm nhận của họ cũng sẽ khác nhau

Một người đứng trên đỉnh núi và nói với người khác rằng, anh nhìn thấy một đại dương bao la.

Phong cảnh trên đỉnh núi đẹp không sao tả xiết.

Một người khác chỉ leo đến lưng sườn núi và nói với người khác rằng trên núi chẳng có phong cảnh gì đẹp, hoang vắng vô cùng.

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy được, vị trí quyết định trình độ và góc độ nhìn nhận vấn đề.

Có người nói: Ếch không thể nói về biển và ve sầu chẳng thể nói về băng.

Không cùng vị trí thì chẳng thể nào thấu hiểu nhau, vì vậy không cần thiết giải thích nhiều lời.

Haruki Murakami nói: Không phải tất cả các loài cá đều sinh sống cùng trong một vùng biển.

Môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau thì nhận thức và cảm nhận của họ cũng sẽ khác nhau. Có rất nhiều ví dụ về điều này trong cuộc sống:

Trong khu của chúng tôi, có một cặp mẹ con như này. Người con trai là giám đốc của một công ty lớn, còn mẹ anh ấy là một bác gái đã lớn tuổi ở dưới quê lên.

Cư dân trong tiểu khu thấy mẹ của anh giám đốc hàng ngày đều lui tới thùng rác, nhặt nhạnh phế liệu. Mọi người trong khu xúm lại bàn tán. Họ lên án anh con trai bất hiếu với mẹ. Đường đường là một giám đốc công ty mà lại để mẹ già nhặt rác kiếm sống qua ngày.

Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa, lâu ngày những lời đàm tiếu xung quanh cũng đến tai anh con trai. Nhưng anh chưa từng một lần giải thích gì với mọi người.

Sau này, thông qua một người thân của anh, tôi mới biết được rằng hồi ở dưới quê bà cụ hàng ngày đã quen làm ruộng. Bây giờ lên thành phố không có việc gì làm, chân tay bứt rứt cả ngày ngồi thất thần một chỗ, chỉ có nhặt rác mới khiến bà cảm thấy vui vẻ. Vì để chiều lòng mẹ, không muốn mẹ buồn nên anh con trai chỉ đành để mẹ nhặt rác, mặc kệ sự chỉ trỏ bàn tán của mọi người.

Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau. Nhưng khi nhìn nhận vấn đề, người ta lại thường chỉ dựa trên góc độ của mình để suy nghĩ. Đôi khi giải thích bị cho là biện hộ, chi bằng giữ im lặng vẫn tốt hơn.

Hơn nữa, những người có hoàn cảnh khác nhau, cho dù có giải thích đi chăng nữa thì cũng chưa chắc đã nhận lại được sự cảm thông. Một cô gái 14 tuổi ở Hà Nam đã chọn cách uống thuốc tự tử.

Mây tầng nào gặp mây tầng đó: Vị trí khác biệt, suy nghĩ không tương đồng, đừng mất thời gian giải thích cho nhau hiểu - Ảnh 1.

Trước ống kính của giới truyền thông, người cha tàn tật của cô khóc tự trách mình:"Lỗi do gia đình chúng tôi nghèo quá. Ba đứa con nhưng lại chỉ có một chiếc điện thoại di động để học online. Vì vậy cô con gái thứ hai đã uống thuốc tự tử".

Vấn đề này đã tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng. Rất nhiều người bình luận bày tỏ rằng không thể hiểu được hành động của cô gái.

"Có người tự tử chỉ vì điện thoại di động sao?"

"Tại sao lại không biết quý trọng sinh mệnh của mình? Điện thoại di động còn quan trọng hơn tính mạng sao?"

Vincent Van Gogh nói: "Trong lòng của mỗi con người chúng ta, ai cũng có đống lửa nhưng người qua đường chỉ nhìn thấy khói."

Bạn chưa từng trải qua cuộc sống của người khác, vì vậy bạn sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu và đồng cảm với nó.

Cũng giống như hoàng đế nhà Tấn, khi nghe tin dân chúng chết đói, ông đã nói:"Dân không có ngô khoai ăn để thỏa cơn đói, vậy tại sao không ăn thịt ?"

Lời nói đó mới nực cười làm sao. Nếu bạn chưa từng nghèo bao giờ, thì đừng hỏi tại sao tôi lại không ăn thịt. Nếu bạn chưa từng khóc vì tuyệt vọng bao giờ, thì đừng hỏi tôi tại sao lại lựa chọn như vậy.

Có một sự thật trong cuộc sống: Vị trí khác nhau, cảm nhận sẽ khác nhau. Hoàn cảnh khác nhau có giải thích cũng chẳng thể hiểu được. Vì vậy, đôi lúc không giải thích lại là lời giải thích tốt nhất.

Có người nói rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người với người là sự khác biệt về nhận thức.

Nhận thức là không giống, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề sẽ chẳng bao giờ giống nhau.

Mây tầng nào gặp mây tầng đó: Vị trí khác biệt, suy nghĩ không tương đồng, đừng mất thời gian giải thích cho nhau hiểu - Ảnh 2.

Mấy ngày trước tôi có đọc được một câu chuyện thế này:

Một chiếc xe điện va vào một chiếc Bentley. Cảnh sát giao thông sau khi xem video hiện trường đã đưa ra kết luận vụ tai nạn chủ yếu do chiếc xe điện tự ý chuyển làn đường nên xe điện phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Vốn dĩ, việc phân chia trách nhiệm đã rất rõ ràng. Chủ sở hữu chiếc Bentley thậm chí còn nói rằng xe anh có mua bảo hiểm, anh sẽ tự chịu chi phí sửa chữa chiếc Bentley.

Nhưng chủ nhân của chiếc xe điện thậm chí còn yêu cầu chủ chiếc Bentley phải bồi thường chi phí sửa xe cho mình. Lý do mà anh ta đưa ra là:"Anh là người có tiền, không thiếu chỗ tiền này."

Đồng thời anh ta cũng mỉa mai cảnh sát giao thông rằng:"Các anh đều trọng giàu khinh nghèo, thiên vị người có tiền".

Có người nói rằng tranh cãi với những người có nhận thức khác mình là một hành động tiêu hao không cần thiết.

Nhận thức khác nhau và độ hiểu biết khác nhau thực sự rất khó để giao tiếp và thường khó đạt được sự đồng thuận.

Có một câu thoại kinh điển trong "5 Centimeters Per Second":"Chúng ta cùng nhìn lên bầu trời, nhưng lại không ngắm nhìn cùng một vị trí."

Thế giới vốn dĩ là một tổ hợp của những cá thể khác biệt nhau. Không cùng tầng lớp thì góc độ nhận thức cũng chẳng thế giống nhau. Ngay cả khi bạn cố gắng hết sức để giải thích, thì chưa chắc đối phương đã có cùng quan điểm với bạn.

Người khôn ngoan nên hiểu: Nhận thức khác nhau, không cần nhiều lời giải thích.

Có người còn cho rằng, những người không hiểu bạn cũng không cần giải thích.

Như Jordan đã nói trong một cuộc phỏng vấn:"Những gì bạn muốn giải thích sẽ chỉ hữu ích cho những người muốn nghe. Đối với người không muốn nghe, bạn có nói thế nào cũng chỉ là vô ích."

Vì vậy, đôi khi không giải thích cũng là một loại trí tuệ trong cuộc sống.

Bạn cần cân nhắc xem có cần thiết phải giải thích hay không. Bởi những người có nhận thức và hoàn cảnh khác nhau, bạn giải thích thì chưa chắc họ đã hiểu, hoặc có hiểu thì chưa chắc họ đã công nhận ý kiến của bạn.

Một người từng nói đùa rằng:"Bạn chỉ phải giải thích với hai kiểu người. Một là người trên tòa án, nếu bạn không giải thích thì sẽ có chuyện. Hai là người thân và bạn bè thực sự, nếu bạn không giải thích họ sẽ buồn. "

Còn những người quen và bạn bè xã giao bình thường thì không cần giải thích.

Trong cuốn Living Elsewhere có viết:"Giao bản thân cho người khác phán xét là nguồn gốc của sự hoài nghi và bất an."

Thay vì cố gắng giải thích bản thân với người khác, chi bằng học cách im lặng và lặng lẽ sống tốt cuộc đời của mình. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, hà tất phải cố chấp đúng sai, tự làm khó mình. Chỉ cần bản thân không hổ thẹn, hà tất phải giải thích cho người khác hiểu.

Đình Trọng

Cùng chuyên mục
XEM