May mắn, đen đủi là 'có số' hay bạn có thể thay đổi vận mệnh của mình?

19/09/2016 09:40 AM | Sống

Những người may mắn có thể tạo ra vận may cho chính mình bằng việc trở nên năng động hơn để tận dụng tối đa cơ hội bất ngờ.

Bạn là người may mắn hay đen đủi? Tại sao một số người dường như luôn gặp may, trong khi những người khác lại hay xui xẻo? Liệu mọi người có thể thay đổi vận may của mình hay không?

May mắn là “có số”?

Khoảng 10 năm trước, giáo sư tâm lý học người Anh Richard Wiseman thuộc trường đại học Hertfordshire đã quyết định trả lời những câu hỏi hấp dẫn này bằng cách tiến hành nghiên cứu đi sâu vào tâm lý học của sự may mắn. Ông làm việc với khoảng 1.000 người đặc biệt may mắn và không may mắn từ nhiều tầng lớp trong xã hội.

Sự khác biệt giữa cuộc sống của những người may mắn và không may luôn luôn rõ rệt. Những người may mắn dường như luôn ở đúng nơi vào đúng thời điểm, luôn thành công và có một khả năng thần bí để sống một cuộc sống may mắn. Những người kém may mắn thì hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống của họ có xu hướng là một loạt thất bại và tuyệt vọng và học bị thuyết phục rằng vận rủi của họ không phải do bản thân gây ra.

Một trong những người kém may mắn nhất trong nghiên cứu của Wiseman là Susan, một bà nội trợ 34 tuổi đến từ Blackpool. Susan đặc biệt kém may mắn trong chuyện tình cảm. Một lần, cô sắp xếp cuộc hẹn với một người đàn ông không quen, nhưng anh chàng tiềm năng này lại gặp tai nạn xe máy trên đường đến buổi hẹn và bị gãy cả hai chân.

Người đàn ông trong buổi hẹn tiếp theo thì đâm vào cửa kính và bị vỡ mũi. Vài năm sau, khi đã tìm được vị hôn phu thì nhà thờ nơi cô định tổ chức đám cưới bị cháy rụi ngay trước ngày trọng đại do một kẻ cố tình phóng hỏa. Susan cũng trải qua một loạt những tai nạn bất ngờ. Trong một lần cực kỳ xui xẻo, cô cho biết mình đã gặp 8 tai nạn ô tô trên một hành trình chỉ 80 km.

Giải thích tâm lý học: Đừng đổ ‘tại số’!

Wiseman băn khoăn liệu vận may và vận rủi có thực sự là ngẫu nhiên hay tâm lý học có thể giải thích được những cuộc đời hoàng toàn khác biệt hay không. Vì vậy ông thiết kế một loạt nghiên cứu để điều tra.

Trong đó có một nghiên cứu đặc biệt, Wiseman đưa cho vài người tình nguyện tham gia nghiên cứu một tờ báo, đề nghị họ xem hết và nói cho ông biết trong đó có bao nhiêu bức ảnh.

Ông không cho họ biết rằng tôi đã đặt vào nửa sau của tờ báo một cơ hội bất ngờ. “Cơ hội” này là một bức ảnh lớn chiếm nửa trang có dòng chữ: “Bạn sẽ nhận được 100 bảng khi nói cho người tiến hành thí nghiệm rằng bạn nhìn thấy thông báo này”.

Những người kém may mắn có xu hướng quá tập trung vào việc đếm những bức ảnh đến nỗi không để ý đến cơ hội. Trái lại, những người may mắn thì thoải mái hơn nên đã nhìn thấy bức ảnh lớn hơn, do đó đã bắt được cơ hội giành 100 bảng. Đó là minh chứng đơn giản cho việc những người may mắn có thể tạo ra vận may cho chính mình bằng việc trở nên năng động hơn để tận dụng tối đa cơ hội bất ngờ.

Những kết quả như vậy tiết lộ rằng những người tình nguyện đã tạo ra nhiều vận may và vận rủi của họ theo cách họ suy nghĩ và cư xử. Những người may mắn thường lạc quan, mạnh mẽ và đón nhận những cơ hội và trải nghiệm mới. Trái lại, những người kém may mắn lại khép kín, lúng túng, lo lắng về cuộc sống hơn và không sẵn sàng đón nhận những cơ hội đến với họ.

Nếu bạn đang băn khoăn với câu hỏi tại sao mình không may mắn như bạn bè xung quanh, kết luận của Wiseman sẽ phần nào giải tỏa tâm lý cho bạn. Nếu muốn nhận được nhiều cơ hội, may mắn hơn, trước tiên bạn phải tự tin vào bản thân mình, sống lạc quan, mạnh mẽ để đón nhận nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.

(*) Nội dung bài viết tham khảo từ cuốn sách Tâm lý học hài hước của tác giả Richard Wiseman.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM