Mặc kệ quan điểm của người khác, bạn có dám sống như người Nhật!

21/03/2019 13:00 PM | Sống

Nếu bạn định than thở "Tôi mệt quá" hay "Tôi cảm thấy bị tổn thương" rồi chờ mong ai đó xoa dịu, thì hãy dừng ngay lại! Bởi vì...

Tại sao ư? Bởi điều đó không những không thể giúp bạn giải quyết nỗi khổ của bản thân mà còn cứa sâu vào vết thương của bạn. Quan điểm của người khác sẽ chỉ mang tới cho bạn sự băn khoăn, phiền muộn và ngày càng dồn ép bạn, trong khi quan điểm của bản thân sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn và cỗ vũ bạn bước tiếp.

Tìm đến sự xoa dịu từ người khác

Tìm đến sự "xóa dịu" là chờ mong ai đó giúp bạn thay đổi tình hình- một kiểu suy nghĩ nhờ vả vào người khác. Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa khiến bạn đau khổ, mệt mỏi bắt nguồn từ việc bạn để tâm người khác đánh giá thế nào về mình.

Những lo âu phần lớn nằm trong các mối quan hệ với một người khác hoặc phát sinh từ cách nhìn nhận và đánh giá của người khác dành cho bạn, thế nên để giải quyết dứt khoát nỗi phiền muộn của bạn, bạn cần thoát ra khỏi đánh giá của người khác và thẳng thắn đối mặt với chính mình. Khi mắc kẹt trong sự tuyệt vọng bạn sẽ vô thức đi cầu cứu người khác và hi vọng họ sẽ giúp mình, nhưng bạn không thể xóa bỏ được ưu phiền trừ khi bạn từ bỏ cách sống theo "chuẩn mực của người khác".

Sự xoa dịu cũng tương tự như ma túy. Bạn càng mong được xoa dịu, Vấn đề càng khó giải quyết. không chỉ vậy, điều đó còn khiến nỗi phiền muộn hẳn sâu hơn, đẩy bạn rơi vào một rắc rối sẽ khiến bạn hối hận suốt phần đời còn lại.

Mặc kệ quan điểm của người khác, bạn có dám sống như người Nhật! - Ảnh 1.

Xu hướng Không từ bỏ

Những người có xuy hướng "Không từ bỏ" thường có một điểm chung: Từ nhỏ, họ đã rất ít khi được người khác khen ngợi.

Nhờ vào việc hiểu được những giá trị của bản thân kể cả điểm mạnh điểm yếu mà con người ta có những phương thức riêng để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân đó là" sự tự nhận thức cá nhân". Tuy nhiên,đa số những người hồi nhỏ hiếm khi được khen ngợi thì khả năng "Tự nhận thức cá nhân" không cao. Khi lớn lên, họ vẫn không thể thừa nhận và cho rằng bản thân mình không có bất cứ giá trị nào cả.

Vì chỉ đạt 90 điểm trong bài kiểm tra nên chẳng ai khen. Nếu mình muốn được công nhận thì không còn cách nào khác mình phải đạt 100 điểm. Vậy nên nếu không được điểm tuyệt đối họ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng đã vậy mà còn không chịu cố gắng nữa thì suy nghĩ ấy đi với họ cho tới cả lúc đã trưởng thành.

Những người có khả năng "tự nhận thức cá nhân" thấp không thể chấp nhận chính mình và có xu hướng phải khiến người khác thừa nhận mình bằng mọi giá để từ đó họ tìm ra giá trị của bản thân.

Kết quả là, họ tự đè ép mình bằng hàng tá công việc lớn nhỏ, đến khi thân thể đều đã lên tiếng, họ vẫn cố gắng không ngừng, vẫn đảm nhiệm với vẻ mặt "ổn thôi mà" cố gắng quá mức như vậy thực sự không cần thiết và khiến họ kiệt sức. Họ càng cố gắng thì càng khiến bản thân mắc kẹt sâu hơn.

         
Mặc kệ quan điểm của người khác, bạn có dám sống như người Nhật! - Ảnh 2.

Ngừng cố gắng là điều dành cho những người đã luôn cố gắng cần phải làm

Khi có những vấn đề không giải quyết được, bạn nên tạm thời giữ khoảng cách với chúng. Nếu cách làm này không thể cho bạn câu trả lời thì việc bạn cứ tiếp tục tự tạo áp lực cho bản thân cũng chẳng có ích gì. Điều này đòi hỏi bạn phải có Dũng Khí nhưng việc bạn cần làm là tạm tránh vấn đề đó ra để tìm kiếm một phương thức giải quyết khác.

Hãy thử ngăn chặn mọi cảm xúc và hoàn cảnh khiến bạn đã phải chịu đựng suốt một thời gian dài. Thay đổi môi trường xung quanh, tạo không gian giúp bạn trở nên thoải mái. Ngừng cố gắng là điều dành cho những người đã luôn cố gắng cần phải làm. Và hãy thật yêu bản thân mình!

Anh Do

Cùng chuyên mục
XEM