Luyện tập có chủ ý - Phương pháp giúp một người bình thường trở thành master trong mọi lĩnh vực

15/10/2016 08:04 AM | Sống

Anders Ericsson, giáo sư tâm lý học tại Đại học Florida đã có những nghiên cứu rất chuyên sâu về việc luyện tập có chủ ý và cách để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.

Khi còn trẻ và sống tại Thuỵ Điển, Anders Ericsson từng chơi cờ với một người bạn cùng lớp, cậu bạn này chơi kém hơn rất nhiều so với ông và cứ mỗi ván cờ, Ericsson lại "huỷ diệt" người bạn.

Thế nhưng rồi, tới một ngày, ông chịu thua trước cậu bạn, các nước đi của cậu ta quá kì ảo. Ericsson rất tò mò và tự hỏi: "Anh ta đã làm gì để cải thiện khả năng chơi cờ nhanh tới vậy?". Dù vài năm sau đó Ericsson vẫn chưa có câu trả lời, thế nhưng đáp án dần lộ ra sau một quãng thời gian dài.

Để thua người bạn tưởng chừng "dễ nhằn" kia, Ericsson bắt đầu chán với môn cờ, ông dành ít thời gian luyện tập hơn và cũng không có ý định sẽ cải thiện khả năng chơi cờ của mình nữa.

Giờ đây, dưới cương vị là giáo sư tâm lý học tại Đại học Florida, Ericsson đã có những nghiên cứu để giải đáp phần nào thắc mắc bấy lâu của ông. Theo như những nghiên cứu này, bạn chưa phải là một vĩ nhân hay đơn giản chỉ là một người có ảnh hưởng lớn vì bạn chưa tiếp cận được cái mà Ericsson gọi là "tập luyện có chủ ý".

Nói chung, theo Ericsson, tập luyện có chủ ý bao gồm đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn và làm những hành động ngoài khả năng của bản thân. Tập luyện những thứ bạn đã thành thạo rất đơn giản, nó còn mang lại cho bạn sự sung sướng vì đạt được mục tiêu, thế nhưng nó sẽ không giúp bạn tiến bộ hơn. Thêm nữa, chỉ muốn thôi là chưa đủ, mọi người cần có một mục đích rõ ràng và được sự giúp sức của người khác để đạt được nó.

Nghe có vẻ phức tạp, thế nhưng hoạt động trên có thể được thực hiện chỉ với 2 người. Đầu tiên, người giám sát (giáo viên) sẽ đánh giá kết quả cố gắng của bạn, nếu bạn tìm được vấn đề của mình và tự giải quyết nó nữa thì thật tuyệt vời.

Sau đó, Ericsson khuyên người tập nên thực hiện nguyên tắc 10.000 giờ của Malcolm Gladwell, bất kì thứ gì được luyện tập trong 10.000 giờ đều khiến bạn trở thành chuyên gia. Tuy nhiên, đừng cắm đầu vào tập một thứ duy nhất trong 10.000 giờ, hãy đa dạng hoá luyện tập để tiến xa hơn.

Trong thống kê của Ericsson cho thấy luyện tập có chủ ý sẽ là bài toán giúp bất kì ai đạt vị trí, thành quả cao hơn.

Trong suốt 30 năm nghiên cứu, Ericsson liên tục tìm kiếm giới hạn của những cá nhân đột phá, nhưng ông cho rằng chẳng có giới hạn nào hết với con người. Với cách tập luyện đúng, hiệu quả sẽ xứng tầm.

Trừ khi bạn làm những gì được người khác giao để cải thiện, còn nếu có ý chí luyện tập và sử dụng phương pháp "tập luyện có chủ ý" của Ericsson, bạn sẽ khá lên. Lý do là vì những bài tập được người khác giao không đúng với bản thân từng người và không dẫn tới sự phát triển cho mỗi cá nhân.

Ericsson bổ sung thêm: "Để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, bạn cần chấn nhận hi sinh một số thứ ngắn hạn để tập trung tới những thứ dài hạn hơn. Điểm mấu chốt của phương pháp luyện tập có chủ ý là nó không thoải mái chút nào.

Thay vào đó, phương pháp này hướng tới những thứ không dễ dàng và không tự nhiên, giống như bạn tập đi, ngã nhiều bạn sẽ biết cách đi được".

Vậy thì khi đã trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ mất gì? Thứ bạn mất chính là sự tập trung vào một thứ duy nhất, bạn chỉ giỏi việc này và chẳng biết gì về những thứ còn lại, thế nhưng đó là chuyện bình thường vì chúng ta chỉ giỏi được một thứ mà thôi.

Đó là lý do vì sao, những người giỏi thường tập trung 100% vào làm một thứ duy nhất và đặt mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Trong khi số còn lại ước mơ quá nhiều và muốn tập trung để giỏi mọi thứ.

Thế nhưng, làm người bình thường cũng chẳng sao, nhiều khi đứng trên đỉnh vinh quang bạn sẽ cảm thấy cô đơn, thường xuyên bị nhòm ngó và có cuộc sống chẳng mấy thoải mái, Ericsson nói.

Tóm lại, tập luyện có chủ ý là làm những thứ ngoài khả năng của bản thân, tự đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn. Cách thức tập luyện này cần có người theo dõi, đánh giá như huấn luyện viên, giáo viên và người tập nếu muốn lên đỉnh cao cần hi sinh một số lợi ích trước mắt để đạt được thứ lâu dài.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM