Luôn muốn “hạ bệ” người giỏi hơn ở nơi làm việc, đây là lý do bất ngờ được các nhà tâm lý học đưa ra

24/07/2018 21:10 PM | Sống

Hóa ra con người chúng ta đã có ý "hạ bệ" người được việc từ thuở... săn bắt hái lượm rồi cơ.

Đa số chúng ta đều biết rằng, cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người có được sự phát triển vượt bậc như ngày nay, bỏ xa các loài sinh vật khác.

Luôn muốn “hạ bệ” người giỏi hơn ở nơi làm việc, đây là lý do bất ngờ được các nhà tâm lý học đưa ra - Ảnh 1.

Thế nhưng, có một sự thật khá đáng buồn: Đa số những người có khả năng phát huy bản thân nhất lại bị ganh ghét nhất khi làm việc trong một tập thể.

Pay Barclay - giáo sư tâm lý thuộc Đại học Geulph (Canada) cho biết: "Khi làm việc nhóm, không chỉ người thiếu nhiệt huyết bị đánh giá, mà những cá nhân đóng góp tốt nhất cũng bị "dèm pha" không kém. Và bất ngờ hơn, lòng so bì này diễn ra ở tất cả các nền văn hóa của con người, từ sơ khai đến hiện đại."

Cũng theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychological Science, các nhà khoa học đã nhận ra, hành vi phối hợp (cooperative behavior) của con người thường không tránh khỏi với sự ganh đua giữa các thành viên với nhau.

Luôn muốn “hạ bệ” người giỏi hơn ở nơi làm việc, đây là lý do bất ngờ được các nhà tâm lý học đưa ra - Ảnh 2.

Trường hợp này không loại trừ việc một tập thể cho những cá nhân làm tốt hơn "ra rìa". Lạ kì thay, khi sự cạnh tranh trong nhóm không còn, mức độ hòa hợp khi làm việc lại tăng cao hơn.

Từ các bằng chứng nhân chủng học, ngay từ thời điểm còn săn bắt, hái lượm cách đây 1,8 triệu năm trước (giai đoạn người đứng thẳng - homo erectus), con người đã hình thành ý muốn "kìm hãm" những cá nhân làm việc tốt hơn.

Dường như, sự tị nạnh này gần như trở thành một đặc tính trong tâm lý bình thường của con người.

Luôn muốn “hạ bệ” người giỏi hơn ở nơi làm việc, đây là lý do bất ngờ được các nhà tâm lý học đưa ra - Ảnh 3.

Barlay cho biết thêm: "Trong lịch sử hình thành và phát triển, con người luôn có chủ ý bảo vệ "trạng thái cân bằng" trong xã hội. Vì thế, ngay cả những cá nhân xuất sắc hơn, họ vẫn cho đó là thủ phạm làm mất đi sự cân bằng này.

"Điều này ắt hẳn còn diễn ra ở các tổ chức làm việc ngày nay, khi có nhiều cá nhân muốn kìm hãm sự phát triển của người khác trong công việc, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong tổ chức."

Chính vì lý do đó, từ các cá nhân đến tập thể, người được việc lại trở thành mục tiêu cho việc bị dèm pha, hạ thấp giá trị thật sự của bản thân trong vấn đề chuyên môn.

Cạnh tranh là một bước đà cho sự phát triển, nhất là đối với con người. Tuy nhiên, việc biến yếu tố này trở thành sự tiêu cực trong tập thể thì không nên một chút nào cả. Nhất là khi xã hội chúng ta ngày nay luôn cần những cá nhân xuất sắc, để giúp con người ngày một "thăng hoa" trên sự phát triển của mình.

Theo Financial Express

Theo Đặng Nghiêm

Cùng chuyên mục
XEM