Luôn lo lắng không có phương hướng, mục tiêu: Hãy tìm cho mình một chủ đề cho năm 2020

09/02/2020 08:40 AM | WeLearn

Bạn luôn cần một chủ đề có thể định hướng bạn vượt qua những thăng trầm trong cả năm 2020.

Bạn là một người tham vọng. Bạn thiết lập mục tiêu cho mình và rồi bạn hối hả để đạt được nó. Bạn không ngại lao đầu vào công việc để đạt được những gì mình muốn.

Nhưng có lẽ điều này nghe có vẻ quen thuộc: Vì một số lý do nào đó, mặc cho những gì bạn đã gặt hái được, bạn vẫn cảm thấy không đủ. Các cột mốc bạn đặt ra đáng lẽ phải đem đến cho bạn cảm giác thỏa mãn, nhưng không. Và bây giờ bạn đã lo lắng rằng mình có làm gì đi chăng nữa thì cũng không bao giờ đủ.

Hãy thôi lo lắng. Chẳng có gì là không ổn cả. Chẳng phải định mệnh của bạn là bất hạnh. Chẳng qua là bạn đang dùng sai hệ thống thôi.

Trong cuốn sách Hạnh phúc hơn, nhà nghiên cứu Tal Ben-Shahar đã mô tả về arrival fallacy (một loại ngụy biện ảo tưởng) với niềm hy vọng sai lầm rằng "nếu bạn đạt được điều gì đó trong tương lai, thì bạn sẽ có được hạnh phúc lâu dài". Ngụy biện ảo tưởng khiến bạn nghĩ rằng: "Nếu mỗi năm tôi kiếm thêm được 10.000 USD thì tôi sẽ được ổn định hơn."

Tuy nhiên, khi bạn đạt được mục tiêu đó, bạn không cảm thấy khác biệt. Vậy bạn làm gì? Bạn đặt mục tiêu mới, cao hơn và bắt đầu hối hả trở lại.

Nếu bạn cho phép mức độ hoàn thành của mình là thứ phẩm của mục tiêu, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để cảm thấy mà không cảm thấy thỏa mãn. Nhưng có một cách để đảo ngược điều này: Đó là đặt ra một chủ đề.

Một chủ đề là điều lý tưởng, đây chính là thứ bạn sử dụng để điều hướng hành động và quyết định của mình. Không cần phải lo lắng về ngày mai, cũng không quan tâm đến những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Với một chủ đề, tất cả những gì quan trọng là những gì bạn làm ngày hôm nay. Nó biến hạnh phúc thành một tiêu chuẩn hàng ngày bạn có thể đạt được, dựa trên hành vi chứ không phải thành quả của bạn.

Trong 5 năm qua, tôi đã thiết lập chủ đề cho chính mình như sau:

- Năm 2015, chủ đề là "cam kết". Tôi đã tự hứa là sẽ trở thành một nhà văn. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để thực hành ngay cả khi tôi không kiếm được xu nào từ việc này.

- Năm 2016, chủ đề là "đầu tư". Tôi đã dành 2.000 giờ để xây dựng một trang web, và trang web này sẽ tiếp tục mang đến thu nhập 2 năm sau đó.

- Năm 2017, chủ đề là "phát triển". Tôi đã thử rất nhiều điều mới mẻ để trở thành một nhà văn, doanh nhân và một người tốt hơn, tôi thử tất cả khả năng có thể.

- Năm 2018, chủ đề là "tận dụng". Tôi đã tập trung làm gấp đôi những điều đang mang lại hiệu quả và điều này giúp tôi tăng thu nhập.

- Năm 2019, chủ đề là "tập trung". Tôi biết rằng khi đã là một doanh nhân, tôi cần học cách bỏ qua những cơ hội tốt để tiếp tục hướng tới những cơ hội tuyệt vời hơn. Với mỗi lời mời, tôi đều tự hỏi mình: "Nó cải thiện hay lấy đi sự tập trung của tôi?" Nếu việc làm đó không phù hợp, tôi sẽ bỏ qua.

Lợi ích của chủ đề là nó cho phép bạn so sánh tất cả những suy nghĩ, hành động và quyết định của bạn với một tiêu chuẩn chung duy nhất. Tất cả những gì bạn cần là đặt một câu hỏi đơn giản: "Nó có phù hợp với chủ đề của tôi không?". Chẳng hạn, nếu chủ đề của bạn là "học hỏi", bạn có thể nhận ra liệu mình có bảo thủ không. Giả sử, bạn chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng lắng nghe ý kiến từ người khác. Nhưng nếu bạn đột nhiên có cơ hội trò chuyện với một người chuyên đào tạo về kinh doanh, liệu bạn có thể bỏ qua các định kiến của mình trước đây và hỏi: "Tôi có thể học được gì từ người này?"

Chủ đề không cần phải hoàn hảo. Nghĩ về nó như là một loại thiền định cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn chệch khỏi quỹ đạo một thời gian ngắn thì cũng chẳng sao cả. Chỉ cần bạn bắt đầu lại khi có thể.

Một vài lời khuyên để giúp bạn bắt đầu.

Dùng những từ vừa là động từ và danh từ, như "tập trung" hay "yêu". Các từ này giúp cho chủ đề của bạn hay hơn. Những từ chỉ có chức năng là động từ cũng được. Ví dụ, "phát triển" hay "tạo". Danh từ cũng được, nhưng những từ này có thể hơi trừu tượng.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng chủ đề của bạn là tích cực. Ví dụ, thay vì đặt chủ đề là "hy sinh", bạn nên sử dụng chủ đề "giúp đỡ" hay "yêu thương". Kết quả hành vi sẽ giống nhau, nhưng cảm xúc về chủ đề hoàn toàn khác nhau. ‘Hy sinh ba ngày để phát biểu tại một hội nghị’ nghe thật tệ, nhưng ‘giúp đỡ những người bạn gặp ở đó’ nghe thật tuyệt vời.

Tôi muốn tạo một lời nhắc về chủ đề của mình nơi mà tôi sẽ liên tục nhìn vào. Tôi thường thiết kế chủ đề thành một hình nền điện thoại và máy tính để bàn.

Luôn lo lắng không có phương hướng, mục tiêu: Hãy tìm cho mình một chủ đề cho năm 2020 - Ảnh 1.

Năm 2020, chủ đề của tôi sẽ là "cân bằng". Sau khi làm việc chăm chỉ, giờ đây tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho các mối quan hệ, sức khỏe và tận hưởng thời gian rảnh rỗi. Tôi cũng hy vọng tìm thấy sự cân bằng trong sự nghiệp của mình và ổn định lâu dài để tôi có thể duy trì trong một thời gian dài.

Chủ đề của bạn sẽ là gì? Dù bạn chọn từ nào, hãy nghĩ về nó mỗi ngày và xem bạn thay đổi như thế nào.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM