Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike!

10/05/2021 15:00 PM | Kinh doanh

Phải chăng đây là phong cách đầu tư riêng của Shark Phú, nhìn mặt, nhìn tướng chứ không quan tâm nhiều đến mô hình kinh doanh?

Shark Tank Việt Nam đã trở lại, với sự tham gia của những vị “cá mập” lão làng và quen thuộc. Mỗi Shark đều có những lợi thế, khẩu vị, phong cách đầu tư riêng. Nếu như Shark Bình thường chất vấn startup những vấn đề liên quan đến công nghệ hay định giá công ty, “bà ngoại” Liên yêu thích các giải pháp xanh hướng đến môi trường,... thì Shark Phú đôi khi không cần quan tâm đến mô hình kinh doanh cũng như chỉ số tài chính mà lại nhìn mặt, nhìn tướng để đầu tư.

Lịch sử qua các mùa ngồi trên ghế nóng Shark Tank Việt Nam cho thấy, Shark Phú đã có duyên và “chốt deal” thành công với không ít nữ CEO xinh đẹp, tài năng nhờ nhìn mặt, dù trước đó không ngớt lời chê bai mô hình kinh doanh.

CEO Lavita - Hoa hậu thể thao

Ở mùa Shark Tank Việt Nam đầu tiên, startup Lavita gây chú ý khi có nhà sáng lập kiêm CEO là Hoa hậu đi gọi vốn. Cô là Trần Thị Quỳnh - Hoa hậu Thể thao năm 2007, xuất thân từ một vận động viên bóng chuyền, sở hữu chiều cao ấn tượng và gương mặt khả ái.

Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike! - Ảnh 1.

Chân dung Hoa hậu Trần Thị Quỳnh

Đến với Shark Tank trên cương vị một doanh nhân, Trần Thị Quỳnh muốn kêu gọi 5 tỷ đồng, trong đó 1,5 tỷ chiếm 20% là đầu tư trực tiếp cho Lavita và 3,5 tỷ còn lại đổi lấy 40% đầu tư cho dự án Lavita Express.

Tuy nhiên, những con số này đã ngay lập tức vướng phải nhiều nghi vấn từ các “cá mập”. Shark Vương và Shark Hưng cho rằng hai mô hình tưởng như mang tính cộng hưởng nhưng lại là vấn đề lớn, dẫn đến các xung đột lợi ích về lâu dài. Trong khi đó, Shark Phú đặt nghi vấn về những tính minh bạch của các chỉ số tài chính cũng như công tác quản trị.

Dù vậy, Lavita nhận được rất nhiều lời đề nghị đầu tư từ Shark Linh, Shark Hưng, Shark Vương và cả Shark Phú. Đáng nói, Shark Phú khẳng định có thể trả giá cao hơn với điều kiện phải có một cam kết gì đó nếu sau này startup thất bại.

Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike! - Ảnh 3.

Trần Thị Quỳnh gọi vốn trên Shark Tank mùa 1.

Trong trường hợp sau 2-3 năm mà thua lỗ thì phải quy đổi lại bằng deal khác, ví dụ như một công việc để chia sẻ lại số tiền đã bị mất, thì em nghĩ làm việc cho Sunhouse cũng là một giải pháp”, Hoa hậu Thể thao khẳng định.

Nhận được lời cam kết, Shark Phú lập tức đưa ra lời đề nghị với số tiền lớn hơn, đồng thời cam kết ngược lại sẽ chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ Lavita.

Bây giờ em phải nhìn anh với các Shark, xem Shark nào tin tưởng nhất, ông chủ Sunhouse khích tướng.

Rất nhanh chóng sau đó, Trần Thị Quỳnh không cần suy nghĩ nhiều mà chọn bắt tay ngay với ông chủ Sunhouse. Tuy nhiên, sau quá trình thương thảo không thành, Lavita thực tế đã không được rót vốn. Hiện tại, Trần Thị Quỳnh vẫn thường xuyên chia sẻ về công việc và cuộc sống gia đình hạnh phúc trên Facebook cá nhân.

CEO Ohana khiến Shark Phú “nhìn đã muốn đầu tư”

Ohana là startup đã gây bão cộng đồng mạng trong Shark Tank Việt Nam mùa thứ 2. Cathy Thảo Trần - Founder kiêm CEO muốn được đầu tư 3,5 tỷ đổi lấy 10% cổ phần, tương đương định giá công ty 35 tỷ đồng cho ứng dụng tìm nhà trọ Ohana.

Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike! - Ảnh 4.

CEO Ohana

Nữ CEO 9x sở hữu thân hình nhỏ nhắn, gương mặt ngây thơ, tươi trẻ và hiện đại. Ngay từ những phút đầu tiên, cô cho biết do đang trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng sau khi đi du học nên có thể trình bày không được mượt.

Tuy nhiên, Shark Phú đã nhanh chóng an ủi: “Anh thấy rất mượt rồi!”.

Dẫu vậy, mô hình kinh doanh kết nối chủ nhà trọ với người đi thuê của Ohana bị các Shark đánh giá là “ngây thơ” trong bối cảnh thị trường Việt Nam, khi mà chủ nhà và khách thuê có thể bắt tay với nhau, “bẻ cò” để cùng tiết kiệm phần hoa hồng. Chính nữ CEO cũng bị đánh giá là còn non và ngây thơ. Tuy  hiên, Cathy Thảo Trần vẫn gây ấn tượng bởi sắc thái biểu cảm dễ thương, chân thật và lòng nhiệt huyết với startup của mình.

Đến cuối, Ohana vẫn nhận được lời mời đầu tư từ Shark Dzung và Shark Hồng Anh. Trong khi đó, Shark Phú mạnh dạn nhận định: Nhìn em là anh thích đầu tư rồi, nhưng nhìn mô hình kinh doanh thì anh lại không muốn đầu tư. Mô hình kinh doanh này anh khẳng định luôn là thất bại, nhưng anh vẫn muốn đầu tư vào em".

Đồng thời, Shark Phú cũng dùng chiêu quen thuộc bằng cách đưa 2 lựa chọn. Thứ nhất, đầu tư dạng cho vay, không lấy lãi trong vòng 1 năm, còn nếu startup thất bại thì đội ngũ phải về làm việc cho Sunhouse trong 3 năm. Thứ hai, đầu tư 3,5 tỷ đổi lấy 30% cổ phần, nếu thất bại thì đội ngũ Ohana phải đầu quân cho Shark Phú trong 1 năm.

Thật không may mắn vì điều kiện khá khó từ Shark Phú, Cathy Thảo Trần quyết định bắt tay với Shark Dzung và Shark Hồng Anh.

CEO Wiibike lại khiến Shark Phú “không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi”

Trong tập mới nhất của Shark Tank Việt Nam màu 4, shark Phú tiếp tục tỏ ra rất có duyên với CEO nữ, lần này là nhà sáng lập Wiibike - startup cung cấp các dòng xe đạp trợ lực điện. Sinh năm 1988, CEO Thu Hằng sở hữu ngoại hình khả ái và đằm thắm. Cô đã có gia đình và 2 con, trong đó ông xã chính là người phụ trách mảng công nghệ tại công ty.

Chân dung CEO Wiibike.

Cũng với phong cách quen thuộc, shark Phú đã cảm thán ngay từ đầu: “Chắc là anh mải nhìn em rồi nên anh chẳng nhìn thấy gì khác biệt cả”.

Trong khi đó, Shark Hưng cũng nửa đùa nửa thật: “Lên đây xem hỏi cho vui thôi chứ thấy Shark Phú cười là biết deal này nhanh thôi. Giải pháp thì xanh, startup thì xinh, Shark Phú cười rồi, thôi anh em mình về”.

Dù mới chỉ bán được 300 chiếc nhưng CEO Thu Hằng đã gọi vốn 1,5 tỷ đồng cho 1% cổ phần, tương đương định giá công ty ở mức 150 tỷ đồng. Điều này khiến các “cá mập” ngã ngửa, cho là quá ngáo định giá, không thể chấp nhận. Ngay cả Shark Phú cũng phải cảm tháng rằng “cách tư duy rất buồn cười”.

Nhưng kịch bản lặp lại, dù hỏi ngược hỏi xuôi, chê từ đầu đến cuối nhưng bên cạnh Shark Bình, Shark Phú vẫn đưa ra đề nghị đầu tư.

"Em không cần giải thích gì thêm về bussiness (mô hình kinh doanh – PV). Với anh chỉ cần liếc mắt là biết bussiness nào rồi. Nên anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến bussiness, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi. Anh chốt thế này, 1,5 tỷ cho 10% cổ phần", ông chủ Sunhouse ngỏ lời.

Luôn chê tới tấp mô hình kinh doanh nhưng Shark Phú rất có duyên với các CEO xinh đẹp: Mùa 2 nhìn founder Ohana đã muốn đầu tư, đến mùa 4 không quan tâm sản phẩm, chỉ quan tâm mỗi CEO Wiibike! - Ảnh 7.

Để tranh giành với Shark Bình, Shark Phú tiếp tục đánh vào tâm lý founder: “Kinh nghiệm của anh là đừng quan tâm đến tiền. Chọn startup là chọn người nên chỉ nhìn tướng thôi. Em phải nhìn vào mắt 2 nhà đầu tư xem ai giúp mình được lâu dài".

Nhờ vậy, Shark Phú đã dành được phần thắng và chốt deal thành công với CEO Wiibike. Đến đây, Shark Hưng không quên đùa thêm: “Ngay từ đầu, đã bảo cứ sạch, xanh và xinh là xong!”

Hoàng Thùy

Cùng chuyên mục
XEM