Loại nông sản này của Việt Nam là "cứu tinh" giúp Trung Quốc duy trì nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới, sản lượng của Việt Nam gấp hơn 125 lần so với thị trường tỷ dân

19/05/2023 10:25 AM | Kinh doanh

Trung Quốc đang giảm nhập khẩu từ các quốc gia khác trong khi tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Loại nông sản này của Việt Nam là "cứu tinh" giúp Trung Quốc duy trì nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới, sản lượng của Việt Nam gấp hơn 125 lần so với thị trường tỷ dân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì là nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới. Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2022, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 55,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2021, đây là mức cao nhất kể từ năm 2014.

Để duy trì được vị trí này, đậu tương là loại thức ăn chăn nuôi hàng đầu mà quốc gia này sử dụng để chăn nuôi heo. Trung Quốc chiếm 60% lượng nhập khẩu đậu tương toàn cầu. Sau đó, đậu tương được nghiền thành thức ăn cho lợn với hàm lượng protein cao giúp thúc đẩy chăn nuôi, hỗ trợ nhu cầu thịt lợn của quốc gia này.

Tuy nhiên theo dự báo mới nhất của USDA, sản lượng khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/2023 đạt 256,9 triệu tấn, giảm 1,6 triệu tấn so với dự báo trước đó. Mặc dù sản lượng đậu tương đạt kỷ lục trong năm 2022 và tăng so với năm 2021 tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ tự trồng đậu tương năm 2022 của Trung Quốc chỉ đạt 18,5%. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ nhập khẩu đậu tương trong năm vừa qua của Trung Quốc lên tới 81,5% và khoảng cách giữa nguồn cung trong nước và nguồn cung nhập khẩu vẫn còn rất lớn.

Để tiếp tục duy trì vị trí này, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông sản để thay thế, đặc biệt là từ thị trường Việt Nam. Bên cạnh ngô, lạc và sắn, thị trường tỷ dân cũng đang tăng cường nhập khẩu hạt gạo từ Việt Nam để củng cố nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 4/2023 đạt hơn 1 triệu tấn với giá trị 546 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt gần 2,9 triệu tấn với hơn 1,5 tỷ USD, tăng 40,7 % về lượng và 51,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc đạt 507.066 tấn với kim ngạch 292,5 triệu USD.

Loại nông sản này của Việt Nam là "cứu tinh" giúp Trung Quốc duy trì nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới, sản lượng của Việt Nam gấp hơn 125 lần so với thị trường tỷ dân - Ảnh 2.

Về giá gạo xuất khẩu, bình quân gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 589 USD/tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là thị trường có mức giá bình quân của mặt hàng này cao nhất trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm, nước này giảm nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan nhưng tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Như vậy tính đến nay, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc lên mức 19,2% so với 6,7% của cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng. Nguyên nhân do hạn hán kéo dài khiến sản lượng niên vụ 2021-2022 của nước này giảm 2%. Vì vậy, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 6 triệu tấn gạo trong niên vụ 2022-2023. Với các dòng nguyên liệu chính để làm thức ăn chăn nuôi đang thiếu hụt và giá tăng cao, Trung Quốc sẽ cần những nguồn cung thay thế mới cho các dòng gạo phẩm cấp thấp trong năm 2023 do các nguồn cung chính là Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và Pakistan đang sụt giảm sản lượng.

Về sản lượng gạo của Trung Quốc, số liệu từ Statista cho thấy Trung Quốc sản xuất được 208,5 nghìn tấn gạo trong năm 2022, trong khi đó sản lượng của Việt Nam là 26 – 28 tấn gạo, gấp hơn 125 lần so với thị trường Trung Quốc.

Theo Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM