Người Việt toàn tìm kiếm ca nhạc trong khi các nước láng giềng quan tâm tới chính sách, môi trường

24/12/2015 14:30 PM | Sống

“Mặc dù sự khác biệt giữa thói quen tìm kiếm của các quốc gia trong khu vực châu Á có thể được giải thích một phần bởi những sự hạn chế về web, mức độ khác biệt của tự do báo chí, nhưng danh sách dưới đây thể hiện cái nhìn về tư duy tập thể của người dân châu Á”.

Thống kê top 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất Việt Nam năm 2015 gợi lên cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Có tới 9 trên 10 từ khóa tìm kiếm "top" ở Việt Nam năm qua là từ khóa liên quan đến lĩnh vực giải trí.

Trang Bloomberg của Mỹ bình luận rằng: “Những người Việt đa sầu đa cảm giúp 3 cái tên của những ca khúc tình yêu được kéo lên 3 vị trí hàng đầu trong danh sách..."

Ở châu Á, có lẽ chỉ có Thái Lan là nước cũng tìm kiếm các thông tin về giải trí xếp hàng đầu như Việt Nam. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia, Singapore có nhiều mối quan tâm "nghiêm trọng" hơn nhiều.

Chẳng hạn, tại Malaysia, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất đó là HRMIS 2, một hệ thống thông tin và quản lý nhân sự. Từ khóa liên quan đến bản in tiền tệ của Chính phủ Malaysia cũng xếp thứ hai trong số những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất Malaysia năm qua.

https://genknews.mediacdn.vn/k:2015/1-br1m-1450848564655/top-tim-kiem-google-2015-cho-thay-gu-nguoi-viet-khac-voi-cac-nuoc-chau-a-nhu-the-nao.jpg

Dưới đây là top 10 từ khóa ở Malaysia:

1. HRMIS 2 (hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Malaysia).

2. BR1M 2015 (bản tin tiền tệ của chính phủ).

3. How-Old.net.

4. Maharaja Lawak Mega (một cuộc thi của các diễn viên hài).

5. Fast Furious 7.

6. Hati Perempuan (bộ phim truyền hình).

7. 1 USD to MYR (1 USD đổi được bao nhiêu ringgit, sau khi đồng tiền của Malay bị trượt giá).

8. Whatsapp Web (ứng dụng Whatsapp bản web).

9. GST (dịch vụ bán hàng và thuế mới của nước này).

10. Bersih 4.0 (cuộc biểu tình của người dân Malay nhằm cải cách bầu cử).

Nước bạn Singapore cũng ít tìm kiếm âm nhạc hay phim ảnh mà lại tìm kiếm những vấn đề liên quan đến môi trường, thủ tướng Lý Quang Diệu và sự kiện SEA Games. Những từ khóa của Singapore cho thấy người dân nước này rất quan tâm tới những vấn đề dân sinh, cộng đồng.

https://genknews.mediacdn.vn/k:2015/1-488x-1-1450848582127/top-tim-kiem-google-2015-cho-thay-gu-nguoi-viet-khac-voi-cac-nuoc-chau-a-nhu-the-nao.jpg

Top 10 từ khóa ở Singapore

1. PSI Singapore (mức độ ô nhiễm không khí của Singapore, nước này bị ô nhiễm không khí nặng do cháy rừng).

2. Lee Kuan Yew (Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore qua đời).

3. SEA Games.

4. WhatsApp Web.

5. iPhone 6s.

6. Amos Yee (một blogger bị cảnh sát truy tố).

7. MERS (sự lây lan của Hội chứng hô hấp cấp từ Trung Đông).

8. QZ8501 (máy bay AirAsia bị rơi).

9. Lee Wei Ling (con gái thủ tướng Lý Quang Diệu).

10. Lee Hsien Loong (con trai của ông Lý Quang Diệu và hiện là Thủ tướng của Singapore).

Thậm chí ở Philippine, từ khóa trong top còn có giáo hoàng Francis.

“Mặc dù sự khác biệt giữa thói quen tìm kiếm của các quốc gia trong khu vực châu Á có thể được giải thích một phần bởi những sự hạn chế về web, mức độ khác biệt của tự do báo chí, nhưng danh sách dưới đây thể hiện cái nhìn về tư duy tập thể của người dân châu Á”, trang tin Bloomberg bình luận.

Vậy tư duy tập thể của người Việt Nam là gì? Với khoảng 40 triệu người dùng Internet và đa phần ở độ tuổi trẻ, có thể những kết quả tìm kiếm đang phản ánh rằng người trẻ Việt Nam đang ít quan tâm tới những vấn đề mang tính thời đại, những vấn đề mà chúng ta vẫn hay gọi là "đao to búa lớn" như môi trường, kinh tế, tệ nạn xã hội,... mà chỉ tập trung vào những bài hát, những chương trình giải trí.

Mặc dù vậy, những người lạc quan hơn cũng có thể tin rằng sự khác biệt về từ khóa tìm kiếm của Việt Nam so với quốc gia khác cho thấy nến chính trị xã hội của nước ta đang vận hành ổn định hơn.

Chẳng hạn, một số từ khóa đột nhiên trở thành "hot" tại các quốc gia do biến cố về xã hội. Như ở Hàn Quốc, từ khóa về dịch Mers được tìm kiếm nhiều nhất trong năm nay khi dịch bện này đột nhiên bùng phát tại xứ sở Kim Chi. Trong khi đó, tại Nhật Bản, từ khóa Hồi giáo lại được quan tâm khi Nhật Bản lo sợ khủng bố sau thông tin con tin người Nhật bị tổ chức IS sát hại.

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM