Bác sỹ tim mạch nói chất béo rất quan trọng với sức khỏe của bạn

18/02/2016 14:48 PM | Sống

Có thể các bạn sẽ rất khó thích ứng với những thay đổi mới trong cuộc sống của mình, nhưng hãy làm ngay từ bây giờ.

Trong nhiều thập kỷ vừa qua, chúng ta luôn được nghe rằng ăn nhiều thức ăn có nhiều chất béo là rất có hại.

Những câu chuyện kinh dị về việc động mạch và vành bị tắc luôn xuất hiện một cách thường xuyên trong những lời khuyên dinh dưỡng, trong khi đó mì ống lại được coi như một thứ thức ăn bổ dưỡng.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng đường mới là kẻ thù số một của sức khỏe.

Thậm chí, chất béo còn được bác sỹ tim mạch Aseem Malhotra tại Surrey, Anh quốc khẳng định là một loại thuốc quan trọng đối với cơ thể con người - đặc biệt, một bữa ăn có đầy đủ chất béo sẽ giúp con người giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường loại 2.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân của bác sỹ Aseem Malhotra

Mỗi buổi sáng, tôi đều ăn 3 quả trứng ốp lết với dầu dừa, sau đó là một tách cà phê đầy sữa tươi. Thậm chí, tôi rất thích thú với việc ăn một khoanh phô mai béo ngậy vào bữa trưa.

Tôi cũng cho dầu ô liu vào salad trong bữa tối, đi kèm với đó là những loạt hạt thông dụng như vừng và lạc. Nói ngắn gọn, tôi tiêu thụ một lượng không nhỏ các chất béo trong bữa ăn hàng ngày.

Đối với một bác sỹ tim mạch chịu trách nhiệm cho hàng nghìn bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, điều này có vẻ không được bình thường cho lắm.

Thực tế, chất béo sẽ khiến động mạch của chúng ta tắc nghẽn vì chứng xơ vữa động mạch - hoặc ít nhất là các hướng dẫn dinh dưỡng hiện nay đang nói với chúng ta như vậy.

Điều này khiến không ít người tránh xa đồ ăn có chất béo trong nhiều năm với hi vọng có một sức khỏe tốt hơn.

Tôi muốn thuyết phục tất cả rằng chế độ ăn ít chất béo mà nhiều người tin rằng tốt cho cơ thể hay giúp giảm cân thực chất lại có hệ quả trái ngược hoàn toàn.

Thậm chí, tôi sẵn sàng đi tới cùng để có sự thay đổi trong hướng dẫn dinh dưỡng thường niên vốn đã hạn chế lượng chất béo cơ thể người cần hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày từ năm 1977, thậm chí chính điều này là khởi nguồn của căn bệnh béo phì thông dụng hiện nay.

Tôi biết tuyên bố này khá tạo bạo và khác thường nhưng tôi tin tưởng vào những gì tôi đã nghiên cứu suốt thời gian qua.

Tại sao tôi lại khuyến khích bệnh nhân của mình ăn chất béo?

Hiện nay, tôi đã đưa ra lời khuyên đối với các bệnh nhân của mình - không ít người trong số đang phải chiến đấu với bệnh suy tim - phải tránh xa những thức ăn được dán nhãn "ít chất béo".

Thay vào đó, tôi muốn họ hãy xây dựng một cơ chế ăn uống hợp lý bằng việc bổ sung các loại chất béo hòa tan.

Không ít người đã phải há hốc mồm khi tôi nói vậy, thậm tôi đã yêu cầu họ phải ngừng nghĩ đến những thức ăn sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu sau khi thực hiện - trái ngược hoàn toàn với các lời khuyên dinh dưỡng hiện nay nói rằng giảm cholesterol sẽ giúp con người có một hệ tim mạch khỏe mạch.

Thực tế lại không phải như vậy, không ít trường hợp giảm lượng cholesterol lại tăng tỷ lệ tử vong vì các bệnh tim mạch.

Trong khi đó, những người ở độ tuổi 60 trở lên với hàm lượng cholesterol cao hơn bình thường lại có tỷ lệ tử vong vì những căn bệnh như vậy lại thấp hơn. Lý do vì sao lại có sự khác biệt này, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau của câu chuyện.

Đầu tiên, tôi muốn làm rõ rằng trước đây tôi cũng từng giả định rằng việc giữ hàm lượng chất béo ở mức tối thiểu trong bữa ăn là chìa khóa để có một sức khỏe tốt.

Trước đó, bữa ăn hàng ngày của tôi chứa khá nhiều carbohydrate như ngũ cốc có đường, bánh mì nướng và nước cam cho bữa ăn sáng, một chiếc bánh Panini vào giờ ăn trưa và ăn mì ống trong bữa tối, đây không phải là một đơn khác lạ so với nhiều người khác.

Lúc đó, tôi vẫn nghĩ mình đang thưc hiện một bữa ăn rất là lành mạnh, đặc biệt tôi cũng là một người ưa chuộng hoạt động thể thao như chạy bộ.

Mặc dù vậy, tôi vẫn có một ngấn mỡ bất thường quanh vùng bụng cho dù tôi cũng đã tham gia thêm các trận bóng đá sau khi phát hiện ra nó. Đó cũng chính là lúc tôi xem xét lại khẩu phần ăn của mình và thực hiện một số thay đổi.

Sự thật hiểm độc về đường

Quá trình thay đổi của tôi bắt đầu vào năm 2012, sau khi tôi đọc được một bài báo có trên "Sự thật hiểm độc về đường" của Robert Lustig trên tạp chí khoa học Nature.

Trong bài viết đó, Lustig - với tư cách là một giáo sư khoa nhi của Trung tâm đánh giá béo phì thuộc trường đại học California - đã nhận định sự nguy hiểm của những loại đường bổ sung - đường không có sẵn trong thực phẩm tự nhiên - là kẻ thù số một của sức khỏe con người.

Thậm chí, nó cần phải được xếp vào danh sách những thứ cần có hướng dẫn sử dụng cực kỳ chặt chẽ như đồ uống có cồn.

Bài viết này thực sự đã mở tầm mắt của tôi - đặc biệt là dưới góc nhìn của một bác sỹ, một người biết rất rõ những gì có hại cho cơ thể nhưng lúc đó người khác lại nói rằng những thứ tôi ăn một cách không lo lắng hay lăn tăn hàng ngày lại dần dần giết chết chúng ta một cách chậm rãi.

Càng nghiên cứu sâu hơn, tôi càng chắc chắn thêm về quan điểm: không phải chất béo, đường mới là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề sức khỏe hiện nay.

Đây là lý do vì sao trong năm 2014, tôi cùng với rất nhiều đồng nghiệp đã lập ra một nhóm vận động hàng lang mang tên Action on Sugar với mục tiêu yêu cầu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phải cắt giảm lượng đường bổ sung bên trong những sản phẩm của mình. Đến đầu năm 2015, tôi lại có khoảnh khắc "eureka" khác về vấn đề này.

Tháng 2 năm ngoái, Karen Thomson - cháu gái của chuyên gia phẫu thuật tim nổi tiếng Christian Barnard - và Timothy Noakes, giáo sư của khoa Y học Thể dục Thể thao thuộc Đại học Capetown - đã mời tôi tham dự một hội thảo quốc tế đầu tiên về vấn đề low carb tại Nam Phi. Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục và nhận lời sẽ phát biểu tại đó.

Karen Thomson vốn là cựu người mẫu, người từng có thời gian dài đấu tranh với những thứ gây nghiện khác như rượu và cocaine. Lần này, cô lại tiếp túc đấu tranh với một thứ bột gây nghiện vốn được cô miêu tả là "tinh khiết, trắng và chết người" - đường.

Cô cũng trở thành người đầu tiên mở một trung tâm cai nghiện đường tại Capetown. Giáo sư Timothy Noakes lại là một trong những người đầu tiên tuyên bố rằng các vận động viên phải loại bỏ qua carbohydrate nếu muốn có thành tích tốt hơn - là một vận động viên marathon, ông nhấn mạnh như vậy.

Sự liên quan đáng sợ giữa đường và bệnh tật

Quả thực, giáo sư Noakes đã khẳng định bất kỳ ai tham gia các hoạt động thể thao từ vận động viên tới những người bình thường có thể bổ sung năng lượng từ ketone chứ không nhất thiết phải là glucose. Hay nói cách khác, chất béo có thể thay thế đường.

Ketone là sản phẩm của quá trình chuyển hóa mỡ và acid béo, bao gồm 3 chất chính yếu: aceton, hydroxybutyric acid, acd acetoaxetic, hai chất sau nhanh chóng chuyển thành aceton, nên aceton là chất chủ yếu để xét nghiệm.

Ở người khỏe mạnh, ketone được hình thành ở gan và được chuyển hóa hoàn toàn vì thế chỉ có một lượng không đáng kể xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên khi chuyển hóa carbohydrate bị biến đổi một lượng lớn ketone được hình thành bởi vì chất béo trở thành chất bị đốt cháy tạo nhiên liệu thay cho carbohydrate.

Hơn 15 diễn giả và chuyên gia quốc tế đã khẳng định rằng nguyên nhân của việc bùng phát căn bệnh béo phí hiện này không phải là do chất béo mà là do đường, cụ thể là các loại đường bổ sung không có sẵn trong thực phẩm tự nhiên.

Mở đầu hội thảo là nhà thể chất học Gary Taubes đến từ Harvard - tác giả của cuốn The Diet Delusion đề cập đến việc carbohydrate tinh chế có trách nhiệm đối với bệnh tim, tiểu đường, béo phì, ung thư.

Cuốn sách này được xuất bản từ 8 năm trước và gây ra không ít sự tranh cãi, mặc dù vậy nó vẫn thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới khoa học. Nó khẳng định béo phì không hề liên quan đến bao nhiều lượng calorie chúng ta hấp thụ hàng ngày mà là những gì chúng ta ăn.

Tiếp đó, tiến sỹ thế chất học Andreas Eenfeldt đến từ Thụy Điển - chủ nhân của blog sức khỏe Diet Doctor - cho biết 23% người dân tại đất nước này có chế độ ăn nhiều chất béo và ít carbohydrate.

Nhiều người cho rằng đây không khác gì một quả bom thời gian về vấn đề béo phì nhưng số liệu từ Hội đồng Công nghệ y tế Thụy Điển lại cho thấy tỷ lệ mắc bệnh béo phì của người dân lại không hề cao và nó cũng giảm dần theo xu hướng tăng lên của số người thực hiện chế độ ăn kỳ lạ này.

Sau hơn 2 năm nghiên cứ bởi 16 nhà khoa học Thụy Điển, chế độ ăn này đã được chứng minh là hiệu quả.

Mặc dù vậy, tôi cũng phải thừa nhận rằng những thông tin từ hội thảo này không dễ tiếp thu đối với nhiều người. Thực tế, quan điểm về việc chất béo có liên quan đến việc tăng cholesterol và là một mối nguy hiểm đối với hệ tim mạch được bắt nguồn từ một nghiên cứu mang tên Framingham Heart.

Thậm chí, nghiên cứu này còn khiến nhiều người hoang mang vì những số liệu thống kê phức tạp của mình mặc dù chính số liệu này lại bổ sung cho luận điểm về việc giảm nồng độ cholesterol sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ví dụ, nồng độ cholesterol giảm 1 mg/dl thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 14%, thậm chí con số này còn tăng thêm 11% đối với những người trên 50 tuổi trong 18 năm tiếp theo đó của cuộc đời họ.

Mối liên hệ giữa chất béo và cholesterol

Trong năm 2013, một nhóm các chuyên gia đã "đào mộ" một nghiên cứu chưa từng được công bố rộng rãi từ những năm 70 với cái tên Sydney Diet Heart.

Họ đã phát hiện những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này sau khi thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật đã làm tăng tỷ lệ tử vong vì bệnh mạch so với trước đó, mặc dù báo cóa chỉ ra rằng nồng độ cholesterols trong máu của họ giảm tới 13%.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu về tim mạch của đại học Honolulu được đăng trên tạp chí y học Lancet vào năm 2001 đã kết luận rằng những người trên 60 tuổi có nồng độ cholesterol cao sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người cùng độ tuổi.

Đây là điều là những kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên, phải không?

Thực tế, việc giảm nồng độ cholestreol trong máu không được coi là điều kiện cần để khẳng định chất lượng sức khỏe con người, nó còn phải bao gồm cả giảm chỉ số vòng eo và giảm dấu hiệu của bệnh tiểu đường trong máu.

Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một bữa ăn có đầy đủ chất béo sẽ giúp con người giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường loại 2.

Vấn đề mà nhiều người không hiểu rõ là khi nói đến chế độ ăn kiêng, các chất polyphenol và axit béo omega 3 trong dầu ô liu, mỡ cá hay rau là nguyên nhân nhanh chóng làm giảm huyết khối và tạo ra những thay đổi độc lập về nồng độ cholesterol trong máu.

Mặc dù vậy, không phải cứ ăn thoải mái chất béo một cách vô tội vạ sẽ là tốt cho sức khỏe.

Năm 2014, một báo cáo của Hội đồng nghiên cứu y học Cambridge đã chỉ ra rằng các chất béo bão hòa trong máu có quan hệ đối nghịch đối với bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch nếu cơ thể chúng ta hấp thụ một lượng vừa phải.

Dĩ nhiên, không ai lại đi ăn cả một tảng phô mai khổng lồ sau khi nghe câu chuyện này cả. Thậm chí, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc hấp thụ đường, tinh bột và đồ uống có cồn sẽ khiến gan tiết ra các loại axit béo độc hại có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác.

Carbohydrate "đánh chìm" sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Đối với những bệnh nhân tiểu đường loại 2, những hướng dẫn dinh dưỡng "ít chất béo, tăng carbohydrate" trong suốt những thập kỷ vừa qua thực sự đã để lại những hậu quả nghiên trọng. Rất nhiều người ngộ nhận rằng chế độ ăn như trên là hợp lý với chế độ sử dụng thuốc của họ, dĩ nhiên họ không thể mắc một sai lầm nghiêm trọng hơn thế trong tình cảnh bệnh tật như vậy.

Đầu năm 2015, tạp chí Nutrition kết luận rằng hạn chế carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những yếu tố chủ chốt trong việc ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2 tiến triển xấu hơn. Tôi từng nói với các đồng nghiệp rằng có khi thế giới phải đổi lại tên của căn bệnh này thành "bệnh tiểu đường loại 2 không với carbohydrate".

Thậm chí, tôi đã gặp một bệnh nhân tiểu đường loại 2 trong khuôn khổ hội thảo tại Nam Phi và ông ấy nói rằng ông rất ngang nhiên khi được bác sỹ khuyên rằng nên bổ sung carbohydrate để các loại thuốc chữa tiểu đường có tác dụng.

Thực tế, cách thức chữa bệnh như vậy chỉ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn đến múc không thể cứu chữa được nữa.

Và tôi cũng phải ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều bác sỹ cũng như bệnh nhân có vẻ không hiểu rằng những loại thuốc chữa tiểu đường hiện nay có thể rất hiệu quả trong việc hạn chế nguy cơ của những bệnh về thận nhưng chúng lại đem tới những nguy cơ về bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là cả tử vong nếu dùng quá liều.

Hiện tại, các phòng cấp cứu tại Mỹ đón nhận 100.000 bệnh nhân mắc chứng hạ đường huyết nghiêm trọng chỉ vì dùng thuốc chữa tiểu đường quá liều.

Vậy chúng ta sẽ phải trách ai cho những định hướng y tế hết sức sai lầm này? Tôi cho rằng số tiền khổng lồ tài trợ cho các nghiên cứu y họ, những đánh giá thiên vị của giới truyền thông cũng như việc xung đột lợi ích thương mại giữa những công ty dược phẩm là những nguyên nhân chủ yếu tạo ra một cơn bão thông tin sai lệch thực sự giữa bệnh nhân và bác sỹ.

Hệ quả là những quốc gia như Mỹ đang hướng người dân của mình đến nghĩa trang một cách nhanh chóng mà ít người nhận ra do việc dùng thuốc quá liều cũng như hướng dẫn dinh dưỡng không đúng cách đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đó chính là lý do vì sao tôi và rất nhiều người khác quan tâm đến vấn đề này quyết tâm kêu gọi mọi người loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm chứa đường bổ sung thay vì đường tự nhiên trong bữa ăn của mình.

Thậm chí, tôi đã xây dựng hẳn một chế độ ăn uống lành mạnh theo kiểu Địa Trung Hải. Điều đó khiến tôi cảm thấy khỏe khoắn và hạnh phúc hơn, thậm chí ngấn mỡ tại bụng đã biến mất hoàn toàn cho dù tôi đã phải dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và công việc hơn thay vì thoải mái tập luyện như trước kia.

Có thể các bạn sẽ rất khó thích ứng với những thay đổi mới trong cuộc sống của mình, nhưng hãy làm ngay từ bây giờ. Thay vì mua bánh mì và ngũ cốc, hãy mua rau và bơ. Trái tim của bạn sẽ thầm cám ơn vì những thay đổi như vậy. Như ông tổ của ngành y Hippocrates từng nói: "Hãy lấy thực phẩm làm thuốc và lấy dược phẩm làm thức ăn", đã đến lúc dùng chất béo như một thứ thuốc đầy bất ngờ rồi.

Theo Nova

Cùng chuyên mục
XEM