Lễ tân tại khách sạn 7 sao, giá nghỉ hơn nửa tỷ đồng/đêm tại Dubai kể "góc khuất của nghề”: Thu nhập tới hơn 80 triệu đồng/tháng, nhất định phải nhớ quy tắc này

16/02/2023 08:27 AM | Sống

Một nhân viên lễ tân nữ tại khách sạn 7 sao Burj Al Arab đã tiết lộ những bí mật về dịch công việc tưởng đơn giản nhưng rất nhiều quy tắc khắt khe tại khách sạn dành cho người giàu đẳng cấp nhất thế giới này.

Lễ tân tại khách sạn 7 sao, giá nghỉ hơn nửa tỷ đồng/đêm tại Dubai kể "góc khuất của nghề”: Thu nhập tới hơn 80 triệu đồng/tháng, nhất định phải nhớ quy tắc này - Ảnh 1.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng lầm tưởng rằng khách sạn 5 sao là cao cấp nhất, nhưng sự thực là ở Dubai (UAE) còn có một khách sạn 7 sao: Burj Al Arab, khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới. Vậy sự khác biệt giữa khách sạn 5 sao và Burj Al Arab là gì?

Liệu có phải là trần nhà dát vàng hay nước hoa Hermès miễn phí cho khách hàng? Không hẳn vậy. Thứ làm nên sự đỉnh cao cũng chính là dịch vụ đẳng cấp.

Lễ tân tại khách sạn 7 sao, giá nghỉ hơn nửa tỷ đồng/đêm tại Dubai kể "góc khuất của nghề”: Thu nhập tới hơn 80 triệu đồng/tháng, nhất định phải nhớ quy tắc này - Ảnh 2.

Đẳng cấp dịch vụ tại khách sạn sang nhất thế giới

Carmen Barbera, nhân viên lễ tân 22 tuổi của Burj Al Arab đã tận mắt trông thấy những thứ xa xỉ mà tưởng chỉ có trong mơ. Để được làm chức vụ này thì cô cũng phải có một “profile” khủng: quán quân cuộc thi Lễ tân của năm tại UAE, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Thậm chí, nhân viên lễ tân của khách sạn còn phải có giọng nói hay và phát âm chuẩn, nên Barbera cũng có vẻ sang trọng trong ngữ khí.

Công việc của Barbera bao gồm kiểm tra khách hàng trên máy bay cho tới khi hạ cánh tại khách sạn, một đêm tại đây có giá từ 1.200 đến 25.000 USD (khoảng 590.000.000 VND, một con số khổng lồ). Để vào khách sạn, du khách sẽ băng qua một cây cầu, xung quanh có bảo vệ và được hộ tống trên xe Rolls-Royce bởi tài xế, một số người sẽ đi trực thăng riêng.

Không khó để tưởng tượng ra rằng việc phục vụ những vị khách giàu có này sẽ mệt mỏi tới mức nào. Nhưng thực tế, Barbera lại rất yêu thích công việc của mình.

“Ngay từ lần đầu tiên đến đây, tôi đã nhận ra rằng mình rất đam mê công việc này. Tôi thích gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Khách sạn này có sức hấp dẫn đáng kinh ngạc”, cô nói.

Quy tắc phục vụ khắt biệt khắt khe

Cách đây 2 năm, Barbera bắt đầu làm việc cho Jumeirah Hotels & Resorts, công ty sở hữu Burj Al Arab với vai trò quản gia ở Maldives. Trước đó, cô đã làm việc bán thời gian tại Four Seasons ở Paris trong khi học về kinh doanh tại Trường Kinh doanh Emlyon.

Trong 6 tháng, Barbera đã hoàn thành khóa đào tạo quản gia tại khách sạn Jumeirah Vittaveli, nơi nổi tiếng với những biệt thư được xây giữa biển.

Khi khách sạn bị đóng cửa bởi đại dịch COVID-19, cô chuyển đến làm tại Ozen Life trên đảo Maadhoo. Khu nghỉ dưỡng sang trọng này có hòn đảo nhỏ hơn, riêng biệt dành cho nhân viên.

Trong quá trình học tập, Barbera đã thay đổi nhiều chức vụ, từ phục vụ đồ uống, dọn phòng cho tới lễ tân. Không chỉ vậy, cô còn phải ghi nhớ toàn bộ cách bố trí phòng mà khách yêu cầu với vai trò là một quản gia.

Ngoài việc phục vụ và quản lý, Barbera cho biết chìa khóa để thành công trong ngành khách sạn là trí tuệ cảm xúc, vì mỗi ngày cô đều gặp những người khách với nhiều cá tính khác nhau.

“Bạn không thể dự đoán được điều gì và luôn phải phản ứng nhanh với mọi tình huống. Là một quản gia, bạn phải cho khách hàng thấy bạn có thể giải quyết mọi thứ và chuẩn bị mọi thứ,” cô cho biết.

Theo Barbera, quy tắc cần để tâm nhất là tôn trọng quyền riêng tư, bảo mật thông tin của khách hàng, đọc vị khách hàng và chủ động hỏi họ về những vấn đề mà họ gặp phải.

Barbera nói: “Một số khách muốn tôi có mặt mọi lúc mọi nơi, một số thì muốn toàn quyền quyết định kì nghỉ của họ. Vì vậy, tôi phải có khả năng thấu cảm tốt để hiểu được kì vọng của họ.”

Mức lương khủng, công việc không đơn giản

Với vai trò là lễ tân khách sạn, một ngày làm việc của Barbera sẽ kéo dài lúc 7 giờ sáng tới 4 hoặc 5 giờ chiều. Để quầy lễ tân luôn có mặt nhân viên đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, họ sẽ luân phiên giữa ca ngày và ca đêm, vì vậy mà nhân viên của khách sạn Burj Al Arab luôn đông hơn khách.

Khi du khách đặt phòng nghỉ dưỡng, nhân viên sẽ chuẩn bị cho kì nghỉ của họ từ một đến hai ngày trước khi họ tới, các công việc bao gồm đặt bàn ăn tối, chọn lựa phong cách bố trí phù hợp và đưa đón hành khách.

Barbera cho biết, tập đoàn Jumeirah rất quan tâm đến việc đảm bảo nhân viên có mức sống tốt ở Dubai, vì điều này ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên.

Mức lương trung bình của nhân viên trong vai trò quản gia là 544,51 đến 816,77 USD một tháng, với phụ cấp là 3.257,08 USD một năm (gần 80 triệu VND). Mức lương này không cố định mà còn phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của nhân viên.

“Tại Burj Al Arab, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp “dịch vụ hoàn hảo trên mong đợi” cho khách hàng,” Barbera nói. “Chúng tôi có sự chuyên nghiệp và những điều mới lạ, tại đây bạn có thể biến kì nghỉ dưỡng thành một cuộc hành trình thú vị.”

Theo Hoa Thu

Cùng chuyên mục
XEM