Lãnh cung là nỗi khiếp sợ của phi tần, tại sao thái giám lại tranh nhau vào đây làm việc?

13/02/2022 21:07 PM | Sống

Khi có một vị phi tân bị phạt đưa đến Lãnh cung, thái giám lại tranh nhau xin vào phục vụ, lý do ẩn sau là gì?

Lãnh cung luôn là nỗi khiếp sợ của các phi tần . Dù không phải là nhà tù nhưng lãnh cung cũng là nơi hẻo lánh, tối tăm, cách biệt thế giới bên ngoài và thiếu thốn đủ thứ. Vậy mà kỳ quặc thay, khu vực đáng sợ này lại là nơi mà các thái giám tranh nhau xin vào phục vụ. Lý do ẩn sau hành động lạ này là gì?

Lãnh cung đáng sợ đến mức nào?

Đối với các phi tần bị đưa vào lãnh cung cũng đồng nghĩa với việc bị hoàng thượng phế bỏ đi thân phận. Những vị phi tử sau khi bị đưa vào đây chắc chắn cuộc sống sẽ vô cùng thê thảm. Lãnh cung thường là nơi vô cùng hẻo lánh, cả ngày không có lấy một bóng người qua lại, không gian lạnh lẽo vắng vẻ. Những phi tần bị đưa vào đây đều là người mà hoàng thượng không muốn nhìn mặt nên họ đều bị hạn chế đi lại để tránh đụng mặt hoàng thượng.

 Lãnh cung là nỗi khiếp sợ của phi tần, tại sao thái giám lại tranh nhau vào đây làm việc? - Ảnh 1.

Các vị phi tần bị đưa vào lãnh cung cũng đồng nghĩa với việc bị hoàng đế phế bỏ thân phận. (Ảnh: Baidu)

Không những vậy trong lãnh cung sẽ không có nhiều người hầu đến phục vụ, chỉ có một cung nữ và một thái giám hằng ngày đưa cơm và nước qua cửa sổ. Lãnh cung không gian do lâu không có người ở, không ai dọn dẹp nên khắp nơi đều bao phủ bởi bụi và mạng nhện thậm chí có cả chuột bọ, côn trùng. Ở 1 nơi như vậy với các phi tần thật chẳng khác nào bị xử tù chung thân, không biết ngày được ra.

Dù sao, các vị phi tần này cũng đều có xuất thân danh giá, là cành vàng lá ngọc thì làm sao chịu đựng được cuộc sống khổ sở ở trong lãnh cung. Chính vì thế, với họ, việc bị đưa vào lãnh cung còn đáng sợ hơn là chết. Họ bị sự bức bối ăn mòn tâm trí, chờ đợi đến phát điên, thậm chí có người còn lựa chọn cái chết để giải thoát bản thân.

Vì sao các thái giám muốn vào lãnh cung phục vụ?

Dù lãnh cung là nơi đáng sợ với các phi tần nhưng lại có rất nhiều thái giám tranh nhau cơ hội được phục vụ tại đây. Đó là bởi các lý do như sau:

Thứ nhất, tuy bị đưa vào lãnh cung, nhưng các vị phi tần vẫn được mang trang sức châu báu của mình theo. Ở cái nơi bị bỏ rơi này, đồ ăn, đồ dùng đều sơ sài, nếu như thèm những món sơn hào hải vị hoặc cần gì, các phi tần có thể dùng trang sức giao dịch với thái giám, nhờ bọn họ lén lút mang từ bên ngoài vào cho mình. Nhờ đó các thái giám có thể kiếm được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, họ phải lén lút làm việc này bởi ở ngoài lãnh cung các thái giám sẽ không bao giờ có cơ hội làm như vậy.

 Lãnh cung là nỗi khiếp sợ của phi tần, tại sao thái giám lại tranh nhau vào đây làm việc? - Ảnh 2.

Đối với nhiều thái giám, việc phục vụ ở lãnh cung khiến có thêm cơ hội kiếm tiền hoặc đổi đời. (Ảnh: Baidu)

Thứ hai, thái giám một khi vào cung đồng nghĩa với việc bán thân. Họ phải phục vụ các vị chủ tự quyền quý nên chắc chắn khó tránh khỏi những lúc bị coi thường, nhục mạ thậm chí là đánh đập. Có thể nói, trong con mắt của nhiều người, thái giám là những kẻ vô dụng, thấp hèn.

Những phi tần khi bị giam trong lãnh cung cũng là người đã mất đi quyền thế, không còn là chủ tử cao cao tại thượng, họ đâu thể lên mặt với các thái giám như trước. Vì thế cách hành xử của họ cũng tỏ ra tôn trọng hơn, đôi lúc còn phải hạ giọng thỉnh cầu các thái giám làm việc cho mình. Điều này khiến cho các thái giám phần nào tìm lại sự tự tôn đã mất.

Thứ ba, phi tần bị đưa vào lãnh cung, một phần là phạm tội không thể tha thứ, nhưng cũng nhiều người là do chọc giận hoàng thượng hoặc bị vu oan. Nhiều thái giám cho rằng, một ngày nào đó khi hoàng thượng hết giận hoặc phi tần được minh oan, bọn họ sẽ lại được xuất khỏi lãnh cung và trở thành sủng phi. Nếu như có vị phi tần nào đó vẫn nhớ tới công họ chăm sóc khi sa cơ lỡ vận mà đưa họ về cung của mình thì cuộc đời sau này cũng coi như thêm phần "tươi sáng". Vì thế, đây cũng được coi là một phi vụ đầu tư, đánh cược của các thái giám khi xin vào phục vụ trong lãnh cung.

Theo Thanh Tâm Vũ

Cùng chuyên mục
XEM