Lần cuối Time Warner được mua lại là một thương vụ tồi tệ: Sao AT&T còn đâm đầu thâu tóm với giá 80 tỷ USD?

24/10/2016 13:51 PM | Công nghệ

Tưởng chừng như việc những hãng lớn hợp nhất với nhau sẽ trở thành những thương vụ mang tính lịch sử. Tuy nhiên không phải phi vụ nào cũng để lại ấn tượng tốt, bằng chứng là Time Warner và AOL đã có một cuộc sáp nhập tồi tệ nhất trong lịch sử.

Mới đây, AT&T đã quyết định mua lại Time Warner từ AOL. Vậy AT&T đang toan tính những gì trong phi vụ này?

Không còn xa lạ gì với khán giả tuyền hình, Time Warner là một tập đoàn truyền thông giải trí lớn của Mỹ. Họ đang sở hữu khá nhiều thị phần của các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, Cartoon Network, HBO.

Ngoài ra còn các hãng phim nổi tiếng như Warner Bros, New Line Cinema, bản quyền thương hiệu bộ phim hoạt hình nổi tiếng Tom & Jerry hay DC Comics…

Còn AT&T, họ đang là tập đoàn viễn thông đa quốc gia lớn nhất nhì ở Mỹ. Và đương nhiên tìm ra hướng đi mới cho công việc kinh doanh là điều tất yếu đối với họ.

Và sau đây là một số những lý do giải thích vì sao AT&T muốn sở hữu được đưa ra:

- AT&T muốn mở rộng thị trường hoạt động:

Đây là điều quá dễ hiểu! Khi AT&T đang là một hãng viễn thông đứng đầu ở Mỹ, với hàng chục triệu thuê bao điện thoại cũng như các kết nối internet.

Thông qua việc kinh doanh về viễn thông, AT&T đang rất phổ biến ở Mỹ, vì không có nhiều nhà mạng cung cấp được kết nối băng thông rộng như tập đoàn này.

Không những thế, Stephenson - CEO của AT&T tin rằng nếu có thể cung cấp thêm các dịch vụ kết nối sử dụng internet, thì mảng kinh doanh của công ty này còn phát triển bền vững hơn nữa.

- AT&T hiểu là DirecTV của họ chưa đủ để cạnh tranh:

Đây cũng là một vấn đề nan giải của họ, khi AT&T đã chi ra hơn 49 tỉ USD chỉ trong 2 năm để thiết lập hệ thống truyền hình vệ tinh.

Cái mà AT&T nhắm đến là vẽ ra tương lai trong 5 năm tới, DirecTV của họ sẽ dần thay thế các loại đầu thu truyền thống tiêu tốn nhiều phí lắp đặt và bảo trì.

Vì vậy việc sở hữu bao gồm các kênh truyền hình lớn như HBO, CNN, Turner và cả hãng phim Warner Bros sẽ giúp tương lai của AT&T được đảm bảo hơn.

- Thỏa thuận mua lại Time Warner có ý nghĩa hơn vạn lần so với việc chạy đua với Facebook và Google:

Điển hình là Horizon – đối thủ cạnh tranh trực tiếp của AT&T tại Mỹ về mảng truyền thông, đã tiêu tốn 9 tỉ USD vào Yahoo và AOL. Với mong muốn tạo ra một doanh nghiệp quảng cáo kỹ thuật số có thể cạnh tranh với Larry Page và Mark Zuckerberg.

Dù cho Horizon có "kiếm" được nhờ quảng cáo, nó cũng chỉ nên dừng lại ở mức một mảng kinh doanh nhỏ của công ty. Vì hiện nay, đầu tư tay đôi vào thị trường này với Facebook và Google thì khó có thể thành công được.

- AT&T không phải là AOL, càng không phải là Time Warner:

Có thể nói AOL đã mua "hớ" Time Warner với mức giá bị đẩy lên quá cao do thị trường còn đang mới lạ.

Mảng kinh doanh cốt lõi ở thời điểm đó là cung cấp dịch vụ dial-up Internet, nhưng dịch vụ này nhanh chóng đi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các mảng dịch vụ Internet hiện nay.

Tóm lại, AT&T phải củng cố việc kinh doanh của họ thêm phần chắc chắn là điều hiển nhiên. Vì không chỉ những tập đoàn tư nhân, chính phủ Mỹ cũng sẽ đầu tư vào thị trường này.

Bằng chứng là việc Comcast mua lại NBCUniversal - công ty đầu tư vào tập đoàn truyền thông Vox. Kênh truyền hình HBO thì lại đang phải cạnh tranh với Netflix, Amazon…

AT&T có thể sẽ mất lợi thế không nhỏ với Comcast và các đối thủ khác nếu không bổ sung "lực lượng" kịp thời.

Chắc hẳn sẽ còn nhiều bàn luận xung quanh về quyết định của AT&T và Time Warner, nhưng đây hứa hẹn sẽ là một thương vụ mang dấu mốc lịch sử của cả 2 công ty này.

Hoàng Yến

Cùng chuyên mục
XEM