Làm thế nào mà quốc gia được mệnh danh 'Trái tim của Châu Âu' này lại thu hút lượng lớn cử tri đi bỏ phiếu?

02/05/2019 16:21 PM | Xã hội

Trên thực tế, các nước Phương Tây thường không có tỷ lệ đi bỏ phiếu cao. Năm 1979, tỷ lệ bỏ phiếu bình quân ở Châu Âu chỉ vào khoảng 63% tổng cử tri thì năm 2014, con số này đã xuống chỉ còn 43%. Tại Mỹ, con số còn tệ hại hơn với chỉ 49% số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 1914 đến nay.

Bỉ là 1 trong những quốc gia khá nổi tiếng ở Phương Tây khi được mệnh danh là "Trái tim của Châu Âu". Đất nước này là thành viên đồng sáng lập của rất nhiều liên minh kinh tế cũng như là nơi đặt trụ sở của hơn 1 nghìn tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, Bỉ còn là 1 trong những quốc gia tích cực đi bỏ phiếu nhất Châu Âu, một trong những ưu điểm khiến nhiều người ngạc nhiên. Khoảng 90% số cử tri nước này đã đi bỏ phiếu vào năm 2018 cũng như cuộc bầu cử nghị viện Châu Âu năm 2014, một con số cực kỳ ấn tượng với những nước Phương Tây.

Trên thực tế, các nước Phương Tây thường không có tỷ lệ đi bỏ phiếu cao. Năm 1979, tỷ lệ bỏ phiếu bình quân ở Châu Âu chỉ vào khoảng 63% tổng cử tri thì năm 2014, con số này đã xuống chỉ còn 43%. Tại Mỹ, con số còn tệ hại hơn với chỉ 49% số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 1914 đến nay.

Mặc dù con số này khiến cử tri nhiều nước Phương Tây ghen tỵ nhưng sự thật trớ trêu là Bỉ áp dụng luật bỏ phiếu bắt buộc. Kể từ năm 1893, tất cả nam giới trên 21 tuổi tại Bỉ phải đi bỏ phiếu và đến năm 1948, nữ giới thành niên cũng tương tự.

Làm thế nào mà quốc gia được mệnh danh Trái tim của Châu Âu này lại thu hút lượng lớn cử tri đi bỏ phiếu? - Ảnh 1.

Tỷ lệ bầu cử tại Bỉ cao hơn nhiều mức bình quân ở Châu Âu

Năm 1989, quy định bỏ phiếu bắt buộc này được Bỉ áp dụng cho cả những cuộc bầu cử của Liên minh Châu Âu (EU). Những người không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt. Những cử tri không bỏ phiếu mà không có nguyên nhân chính đáng sẽ bị phạt 10 Euro (11,15 USD) lần đầu và 25 Euro (27,88 USD) lần thứ 2. Nếu các cử tri không đi bỏ phiếu mà không có nguyên nhân rõ ràng quá 4 lần trong 15 năm, họ sẽ bị tước quyền bầu cử trong 10 năm tới.

Ngoài ra, những người bị phạt sẽ không thể tham gia bất kỳ công việc hành chính công nào, cũng không được bổ nhiệm hay thăng chức trong bộ máy nhà nước trong những năm bị phạt. Tại 1 đất nước có 18% dân số làm việc trong bộ máy hành chính, mức phạt này là khá nghiêm khắc.

Dẫu vậy cũng tương tự như hơn 20 nước bắt buộc người dân phải đi bỏ phiếu, Bỉ hiếm khi phải phạt cử tri nào đó vì tội từ chối bầu cử trong hơn 15 năm qua. Hầu hết những người vắng mặt đều có lý do chính đáng. Vậy tại sao người Bỉ lại chăm bỏ phiếu đến vậy? Phải chăng là vì họ sợ bị phạt?

Theo Giáo sư Jean Benoit Pilet của trường đại học Libre de Bruxelles, việc người dân Bỉ tuân thủ đi bỏ phiếu hàng thập niên qua chẳng dính dáng nhiều đến lệnh phạt mà liên quan đến ý thức hơn. Người dân nước này coi việc bỏ phiếu như 1 trách nhiệm xã hội và cách tốt nhất để kết nối, nói chuyện với những người hàng xóm là về bầu cử.

Ngoài ra, chính phủ Bỉ cũng kết hợp bỏ phiếu cho hội đồng EU cùng ngày với bỏ phiếu bầu cử địa phương, qua đó tiết kiệm thời gian cho cử tri.

Tại 1 số quốc gia bắt buộc bầu cử khác như Luxembourg, Hy Lạp hay Đảo Síp, hình phạt cho việc không bỏ phiếu còn nhẹ hơn cả Bỉ nhưng người dân vẫn đi bầu cử cao bởi phần lớn họ đều có ý thức.

Những người ủng hộ biện pháp này cho rằng các hình phạt sẽ giúp tránh được tình trạng các chính trị gia, đảng phải bỏ tiền để cử tri không đi bầu cử nhằm hưởng lợi. Ở phía ngược lại, những người phản đối cho rằng sự bắt buộc này đi ngược lại quan điểm tự do, dân chủ mà các nước Phương Tây hay hô hào.

AB

Cùng chuyên mục
XEM