Làm những việc sau để chuyện đi làm vào ngày mai không còn là “gánh nặng” với bạn

03/09/2020 20:30 PM | Kinh doanh

Hội chứng chán đi làm không phải là chuyện của riêng ai thế nhưng nếu bạn biết cách đem niềm vui đến với công việc hàng ngày, việc đi làm sẽ không còn là "gánh nặng" khi thức dậy mỗi ngày.

Chuẩn bị cho ngày mới từ tối hôm trước

Thông thường chúng ta sẽ chẳng muốn nghĩ đến công việc sau khi đã về nhà sau một ngày dài quay cuồng nơi công sở. Thế nhưng, nếu như bạn sắp xếp công việc từ tối hôm trước, ghi chép những gì đã làm được trong ngày, bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực để bắt đầu công việc vào ngày mai hơn. Hãy kiểm tra và lên lịch trình công việc cho ngày mai để đảm bảo mọi thứ luôn sẵn sàng khi bạn cần. Việc chuẩn bị trước cho ngày làm việc tiếp theo giúp bạn thư giãn buổi tối nhẹ nhàng và thư thái hơn hơn bởi sau khi kiểm tra mọi thứ, bạn có thể chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ hay làm sai điều gì.

Khởi động buổi sáng một cách khoa học

Một ngày làm việc của bạn có diễn ra suôn sẻ và khoa học hay không, tất cả đều dựa vào cách bạn khởi động buổi sáng trong ngày. Hãy cố gắng xây dựng thói quen chào ngày mới một cách hợp lý hơn. Dậy sớm để dành ra khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày tập thể dục, vận động nhẹ giúp cho tinh thần được sảng khoái và giúp bạn vượt qua mệt mỏi, uể oải để không cảm thấy chán đi làm. Đặc biệt, bạn cần hạn chế tránh mạng xã hội vào thời điểm đầu ngày. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giữ lại năng lượng tích cực để bạn bắt đầu một ngày.

Tạo danh sách việc ưu tiên cần làm

Xử lý quá nhiều thứ một lúc khiến chúng ta bị phân tâm và đôi lúc cảm thấy tuyệt vọng bởi núi công việc khổng lồ rồi sau cùng chẳng thể nào hoàn thành nổi một việc gì từ đó khiến bạn dễ cảm thấy chán đi làm . Để tránh tình trạng hoang mang và áp lực khi có quá nhiều việc để làm trong khi bạn thì không biết bắt đầu từ đâu, cách tốt nhất đó là tạo danh sách những việc cần hoàn thành trong ngày theo thứ tự ưu tiên. Mỗi khi bắt đầu ngày mới, hãy cố gắng liệt kê ra tối đa từ 03 – 05 việc quan trọng nhất cần được hoàn thành trong ngày. Khi thiết lập mục tiêu, bạn sẽ tập trung hoàn thành những việc cần làm tốt hơn.

Làm những việc sau để chuyện đi làm vào ngày mai không còn là “gánh nặng” với bạn - Ảnh 1.

Xen kẽ thời gian nghỉ ngơi với làm việc

Thay vì làm việc quần quật từ sáng đến tối, bạn nên dành ra thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình. Làm việc liên tục không ngơi nghỉ với cường độ áp lực cao rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Cách tốt nhất để đảm bảo tình trạng này không xảy ra đó là chia nhỏ thời gian nghỉ ngơi xen kẽ vào các khoảng thời gian làm việc. Đó có thể là giờ nghỉ trưa, buổi chiều khoảng từ 3 – 4 giờ hoặc bạn có thể dành ra từ 05 – 10 phút sau khoảng 02 – 03 tiếng làm việc để nghe nhạc thư giãn, đi bộ quanh văn phòng hoặc ăn uống nhẹ tiếp năng lượng. Cách làm này không chỉ giúp bạn tập trung tốt hơn mà còn hạn chế nguy cơ stress văn phòng để làm giảm suy nghĩ chán đi làm, cũng như cải thiện sức khỏe thể lực và cả tinh thần.

Tạo playlist âm nhạc yêu thích

Trừ những cuộc họp quan trọng hoặc những công việc cần sự suy nghĩ và tập trung cao độ, những công việc đơn giản hàng ngày sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn có một playlist âm nhạc yêu thích tại văn phòng. Hãy tự tạo cho mình một playlist với những bài hát nhẹ nhàng, mang tính chất thư giãn hoặc kích thích sự sáng tạo, nâng cao độ tập trung. Đừng quên điều chỉnh mức âm lượng vừa phải để có thể dễ dàng liên lạc với các đồng nghiệp hoặc lắng nghe xung quanh khi cần thiết.

Thư giãn nhẹ nhàng vào cuối ngày

Dù một ngày làm việc của bạn có hiệu quả hay nhiều điều tiêu cực, bạn cũng nên đừng tạo áp lực cho bản thân vào cuối ngày. Hãy nhẹ nhàng cổ vũ tinh thần rằng bạn đã vất vả suốt 8-9 tiếng đồng hồ qua, và buổi tối chính là thời gian để bạn tự thưởng cho chính mình. Một bản nhạc nhẹ nhàng, một bữa tối ấm áp bên những người thương yêu, những giờ phút thả mình trong bồn tắm để xoa dịu căng thẳng. Bạn cần cố gắng thả lỏng tâm trí hết mức có thể để hồi phục năng lượng nhanh chóng, sẵn sàng cho ngày mai. Đừng bao giờ thức quá khuya để cố gắng làm thêm việc, bạn sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn vào hôm sau.

(Tham khảo HR Insider)

PV

Cùng chuyên mục
XEM