Làm CEO không chỉ có ánh hào quang mà còn phải chịu đựng những áp lực vô cùng lớn: Có những điều phải buộc phải trải qua bạn mới có thể trở nên dạn dày

15/10/2018 14:56 PM | Kinh doanh

Lời chia sẻ từ CEO Rich McBee của Mitel chắc sẽ đem lại cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai.

Khi còn là một đứa trẻ, tôi từng nói ước mơ của mình là trở thành giám đốc điều hành của một công ty. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng bạn thấy đấy, hiện tại tôi đã là CEO của Mitel. Ban đầu tôi cũng chỉ là một nhân viên bình thường, tôi không biết việc trở thành một CEO đòi hỏi những gì nhưng tôi hiểu là tôi cần trau dồi cho mình càng nhiều kiến thức kinh doanh càng tốt.

Năm 2011, tôi chính thức trở thành CEO của Mitel. Mình đã thực sự sẵn sàng chưa? – tôi nhớ mình từng tự hỏi bản thân điều đó. Tôi đã tự gom góp rất nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng có những thứ bạn buộc phải trải qua mới trở nên dạn dày.

Ở vị trí CEO đã 7 năm, đây là những điều tôi đã rút ra được khi trở thành một người điều hành doanh nghiệp:

1. Có khả năng chịu đựng sự phán xét

Hãy sẵn sàng với những lời chê bai, dè bỉu, đánh giá. Trong vai trò CEO, bạn không còn là “người cho” mà trở thành “người nhận”. Áp lực nội bộ và những lời chỉ trích công khai kèm với công việc dồn đến như một điều tất yếu mà bạn không thể tránh được.

Trong những ngày đầu lên nhậm chức ở Mitel, có một blogger đã công khai chỉ trích tôi trên internet: “Ông McBee quá ngu ngốc để có thể trở thành một nhà lãnh đạo”. Tôi thừa nhận là mình đã có một phút buồn lòng, có thể hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải vượt qua nó. Bạn có thể thấy tôi có đủ khả năng hay không thông qua một loạt các giải thưởng từ các nhà phân tích ngành và tài chính cho những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi thế, bạn phải chắc chắn mình có khả năng chịu đựng sự phán xét, hay là “da mặt dày” thì mới có thể làm một CEO.

2. Bạn đang ở trong “giải đấu” của riêng bạn nhưng lại phải phục vụ nhiều chuyên gia

 Làm CEO không chỉ có ánh hào quang mà còn phải chịu đựng những áp lực vô cùng lớn: Có những điều phải buộc phải trải qua bạn mới có thể trở nên dạn dày  - Ảnh 1.

Nhiều người nghĩ việc chuyển từ giám đốc điều hành cấp cao sang CEO chẳng có mấy khác biệt. Khi là một Giám đốc điều hành, bạn quản lý một nhóm theo định hướng chiến lược của công ty. Nhưng là CEO, bạn là người đưa ra chiến lược đó, và tốt hay xấu thì cuối cùng cũng do bạn quyết định, nhân viên chỉ là người thực thi.

Không chỉ thế, bạn còn phải phục vụ nhiều người hơn. Đừng nghĩ rằng là CEO thì bạn được phép tự quyết. Khi là thành viên của ban điều hành, bạn chỉ phục vụ 1 ông chủ. Nhưng khi là ông chủ, bạn phải lắng nghe ý kiến của tất cả các thành viên trong ban giám đốc, các cổ đông – những chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực của họ.

Nhìn chung, khi làm CEO, bạn phải học cách phát triển các mối quan hệ với mỗi thành viên trong ban giám đốc một cách hài hòa. Với mỗi người, hãy có những cuộc nói chuyên riêng để nhận thức được các mối quan tâm của họ để loại bỏ những vấn đề bất đồng không đáng có và dung hòa được những mong muốn cá nhân vì mục đích chung.

3. Không gì quan trọng hơn đúng người đúng việc đúng thời điểm

Có một ranh giới mong manh giữa việc thể hiện lòng từ bi và làm những gì tốt nhất cho công ty của bạn. Đối với một nhân viên mẫn cán, bạn có thể dành thời gian cho họ sửa chữa lỗi lầm nhưng nếu việc đó xảy ra thường xuyên thì bạn phải tỉnh táo nhận ra không còn thời gian để lãng phí nữa rồi. Khi nói nói chuyện với các CEO khác, điều hối tiếc lớn nhất của họ chính là đã không đủ nhanh nhạy để giải quyết các vấn đề về nhân sự.

Chọn đúng người, đưa đúng việc vào đúng thời điểm là một trong những bí quyết giúp tôi thành công. Khi làm việc nhóm, bạn phải xác định được ai là người thích hợp để đi cùng công ty và ai là người sẽ làm chậm lại sự phát triển này để loại bỏ.

4. Bạn chính là người biểu diễn đại tài

Là một giám đốc đồng nghĩa bạn sẽ phải đi gặp gỡ nhiều đối tác và trình bày để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Bạn sẽ là người trình bày, họ sẽ xem xét và đánh giá những điều bạn nói có đáng giá để thực hiện hay không.

Tôi luôn nói giá cổ phiếu của công ty bằng với Giá trị Thị trường Công bằng + Tham vọng - Sợ hãi. Hãy tránh xa những yếu tố gây sợ hãi trong bài thuyết trình của mình. Cách đây một thời gian, khi đang chờ đến lượt của mình trong một sự kiện phân tích, tôi đã theo dõi một CEO khác trình bày. Trong một khoảnh khắc, tôi nghe thấy anh ta nói công ty của anh ta có chiến lược đúng đắn nhưng lại cảnh báo rằng nó rất khó thực hiện. Chính từ ‘’khó khăn” đó đã gây ra một nỗi sợ hãi ngay lập tức, khiến người nghe trở nên cảnh giác với những gì anh ta nói.

Đừng bao giờ quên: Mọi thứ bạn nói, mọi giọng điệu trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn đều đang được quan sát. Hãy chắc chắn rằng bạn đang trình bày những gì của chính bạn – mọi lúc.

 Làm CEO không chỉ có ánh hào quang mà còn phải chịu đựng những áp lực vô cùng lớn: Có những điều phải buộc phải trải qua bạn mới có thể trở nên dạn dày  - Ảnh 2.

5. Chiến lược truyền thông thương hiệu cá nhân có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Trong thế giới truyền thông và phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, thật dễ dàng để bộc lộ suy nghĩ mà không cần biết ai đang tiếp cận. Nó cũng có thể làm mờ ranh giới giữa ý kiến ​​của bạn và những gì công ty của bạn đại diện. Nếu các bên liên quan— khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, ... bị thu hút bởi các quan điểm của bạn và họ không đồng ý, họ có thể đưa ra quan điểm sai về công ty của bạn và đưa ra những quyết định bất lợi.

Vì thế, hãy cẩn thận với chiến lược truyền thông thương hiệu cá nhân. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên lên tiếng về các vấn đề trong ngành mà là bạn cần tỉnh táo trước khi đưa ra bất kỳ ý kiến nào có tính chủ quan.

6. Học cách thư giãn

Là một CEO, bạn nhất định sẽ bận rộn. Vậy thì đầu tiên hãy làm quen với nhịp độ công việc đó và tận hưởng nó. Hãy nhớ bạn là người đang mở cánh cửa cho những cơ hội mới đưa công ty bạn tiến lên.

Bên cạnh đó, bạn cũng luôn phải sẵn sàng đối mặt với những áp lực bên trong, bên ngoài khi ngồi ở vị trí này. Đừng bao giờ phủ nhận khi bạn làm sai. Hãy thừa nhận và sửa đổi nó. Đối mặt với những biến đổi không ngừng ở vị trí CEO để tìm được đội ngũ nhân viên đắc lực sát cánh.

Theo Minh An

Từ khóa:  CEO , vất vả
Cùng chuyên mục
XEM